Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

Tết của du học sinh

Sự hoạt động tích cực của các tổ chức Hội SVVN ở nước ngoài và các hội đồng hương đã giúp cho Tết Việt của sinh viên Việt Nam xa nhà ấm áp và đoàn kết hơn.
du-hoc-sinh-vn-don-tet-2011
Du học sinh Việt Nam đón Tết Việt tại Nhật Bản
Những ngày cuối năm, trong khi người Việt bận rộn và háo hức chuẩn bị đón Tết thì du học sinh Việt Nam ở nước ngoài cũng bận rộn với nhiều kế hoạch: Vừa học, vừa làm thêm và liên lạc hội đồng hương sinh viên Việt Nam tại từng quốc gia để cùng quây quần đón Tết.
Đến Tết... nhớ đủ thứ
Tết Nguyên Đán là sự kiện trọng đại theo truyền thống người Việt và một số quốc gia khu vực Đông Á. Tuy nhiên, đối với các nước phương Tây, kỳ nghỉ lễ lớn nhất trong năm lại là Giáng sinh và Tết dương lịch. Bởi vậy, cứ đến dịp Tết Nguyên Đán là hầu hết các du học sinh đều bày tỏ ý kiến về việc nhớ không khí Tết ở Việt Nam.
Trần Quốc Tuấn, du học sinh Việt Nam tại Nga chia sẻ: "Dù bên này cũng lạnh nhưng phủ toàn tuyết trắng, không giống cái "rét hoa đào nở" của miền Bắc. Theo lịch của phương Tây, Tết Việt thì du học sinh tại đây vẫn phải đi học. Bản thân mình còn đi làm thêm. Có năm, mấy anh em du học sinh Việt Nam trong phòng cũng cố tìm được con gà với cái bánh chưng để đi làm về cùng đón giao thừa".
Mới sang du học Anh được mấy tháng nên Tết đầu tiên xa nhà, Trần Khánh Hưng bày tỏ: "Đi du học nhớ tất cả các món ăn ở nhà, sang đây toàn đồ ăn nhanh. Nếu có vào chợ mua hàng Việt thì mùi vị cũng không được như ở nhà. Gần đến Tết, thèm giò chả quá mà không mua ở đâu được".
Cũng là du học sinh, nhưng du học ở Nhật Bản, quốc gia Đông Á cũng đón Tết Nguyên Đán, bạn Lưu Thị Khánh Vân chia sẻ: "Nhật Bản cũng đón Tết Nguyên Đán, bánh chưng và giò chả vẫn có nhưng mà mấy khoản như dưa muối, cà muối thì không tìm đâu được. Đúng là cứ đến Tết thì nhớ nhà lắm, và nhớ rất nhiều thứ ở nhà".
Tăng sinh hoạt phí cho lưu học sinh Việt Nam
Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế độ cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2-2011.
Nội dung sửa đổi quan trọng nhất trong thông tư này là tăng mức sinh hoạt phí của lưu học sinh (LHS) theo từng quốc gia du học. Ở nhiều nước châu Á và Đông Âu, mức cấp bù sinh hoạt phí theo diện hiệp định cũng được tăng lên.
Mức sinh hoạt phí được tính theo USD, chỉ riêng đối với các nước Tây Bắc Âu là tính theo đồng euro. LHS học tập ở Hoa Kỳ, Canada, Anh và Nhật Bản được tăng nhiều nhất (200 USD/tháng), kế đến là LSH ở Úc và New Zealand (172 USD/tháng)...
LHS bắt đầu nhập học khóa đầu tiên, khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam..
Tết đến... chờ sinh hoạt phí
Du học sinh Việt Nam đi học theo diện ngân sách của Nhà nước có một khoản sinh hoạt phí hàng tháng. Chuyện chậm được nhận tiền sinh hoạt phí theo tháng, hay nhận theo phương thức 3 tháng một lần vẫn diễn ra. Việc chờ sinh hoạt phí từ trong nước gửi sang là chuyện thường của du học sinh. Trần Quốc Tuấn, du học sinh tại Nga kể: "Có lần sinh hoạt phí chậm gần nửa tháng. Cả phòng ăn toàn bánh mì và mì tôm. Nếu vào tháng Tết mà sinh hoạt phí chậm thì việc muốn có một mâm cỗ nho nhỏ đón giao thừa cũng hơi khó đấy".
Trần Hoài Nam, du học sinh của Trường ĐH Công nghiệp Thái Nguyên tại Nga chia sẻ: "Bên này bọn mình có món xương gà ninh. Nói thì có thể không tin, chứ chợ Việt tại Nga có chỗ chỉ bán toàn xương gà (sau khi đã được lọc thịt) với giá rẻ, sinh viên như mình hay mua về ninh nấu cháo. Đó là phương pháp cầm chừng nếu sinh hoạt phí gửi sang chậm".
Được biết, mới đây, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư liên tịch về việc tăng sinh hoạt phí cho lưu học sinh Việt Nam. Đây có thể là tin vui đầu năm đối với tất cả học sinh Việt Nam ở nước ngoài theo diện học bổng bằng ngân sách Nhà nước.
Tết... kết nối người Việt
Hiện nay, Hội Sinh viên Việt Nam (SVVN) ở nhiều quốc gia đã được tổ chức và phát triển. Bên cạnh đó là sự hoạt động tích cực của các hội đồng hương người Việt. Tết là dịp để các du học sinh Việt kết nối, gặp mặt và tổ chức nhiều chương trình để tăng tình đoàn kết và cũng là dịp hỏi thăm, chúc nhau năm mới tốt lành theo đúng phong tục của người Việt.
Bạn Lưu Thị Khánh Vân, du học sinh tại Nhật Bản chia sẻ: "Bên Nhật cũng có Tết Dương lịch và Tết Âm lịch. Việc tổ chức các hoạt động là do hội đồng hương sinh viên Việt Nam làm. Tết Dương lịch thì đi chùa, còn Tết Âm lịch thì du học sinh cũng tổ chức ăn giao thừa, có đầy đủ bánh chưng, giò chả".
Nguyễn Thúy Hạnh, du học sinh tại Đài Loan lại cho biết: "Tết Dương lịch ở Đài Loan tổ chức hoành tráng hơn Tết Âm lịch. Tết Âm lịch bên này chỉ đi chùa vào ngày mùng 1 Tết thôi, qua ngày mùng 1 coi như là thôi Tết. Vì vậy, du học sinh bên này cũng tranh thủ ngày mùng 1 Tết tổ chức gặp mặt và ăn uống, chúc nhau sức khỏe và tổ chức các trò chơi".
"Số lượng du học sinh Việt Nam tại Nga rất nhiều, vì vậy, Hội SVVN tại Nga có khi còn tổ chức một chương trình đón giao thừa với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc. Chương trình đó sẽ quy tụ học sinh Việt từ khắp các thành phố trên toàn nước Nga tham dự và tất nhiên phải có một ban liên lạc để chuẩn bị cho buổi gặp mặt quan trọng này" – Du học sinh Trần Quốc Tuấn nói.
Sự hoạt động tích cực của các tổ chức Hội SVVN ở nước ngoài và các hội đồng hương đã giúp cho Tết Việt của sinh viên Việt Nam xa nhà ấm áp và đoàn kết hơn.

Lưu học sinh ở Colorado chuẩn bị Tết

Tết của các du học sinh Việt Nam ở Colorado, Mỹ, cũng có đủ bánh chưng, nem rán, thịt đông, giò chả. Dưới đây là những bức ảnh không khí chuẩn bị Tết do bạn Trần Quang Bảo chia sẻ.
Những chiếc bánh chưng được gói bằng lá chuối.
Rạng ngời bên thành quả.
Bánh chưng được luộc bằng bếp điện.
Một cành đào giả cũng thêm sắc xuân giữa trời giá rét.
Cùng chụp ảnh lưu niệm ở khu nhà dành cho sinh viên quốc tế.

Sáng kiến đón Tết của sinh viên Việt Nam tại Pháp

(VOV) - Vào thời điểm Tết đang đến gần, các sinh viên Việt Nam tại Pháp đang tích cực chuẩn bị các chương trình đón Tết ấm cúng và đầy ý nghĩa.
Hoà cùng với không khí đón xuân ở quê nhà, hơn 6.000 sinh viên Việt Nam tại nhiều thành phố của Pháp đang chủ động, sáng tạo tổ chức nhiều buổi lễ hội đón xuân thật ý nghĩa cho năm Tân Mão 2011.
Tại thành phố Montpellier miền Nam Pháp, chi hội sinh viên đã thống nhất chương trình tổ chức đón năm mới với nhiều hoạt động như: Triển lãm văn hoá với các bạn sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác, chương trình dạ hội đón mừng Tết cổ truyền.
Đáng chú ý, năm nay, các bạn sinh viên ở đây còn đưa ra sáng kiến tổ chức cuộc thi “Montpellier Idol”, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên yêu văn nghệ thể hiện tài năng của mình.
Các poster quảng cáo chương trình xuân của các bạn sinh viên đã xuất hiện ở các bến tàu, bảng quảng cáo của nhiều thành phố Pháp
Các chi hội sinh viên ở các thành phố khác của Pháp như Nantes (phía Tây Bắc Pháp), Grenoble (phía Đông Nam), Toulouse (phía Nam)… cũng tổ chức các chương trình đón xuân với các tiết mục văn nghệ đặc sắc do các bạn tự biên tự diễn, triển lãm ảnh về Việt Nam và giới thiệu các món ăn cổ truyền của Việt Nam đến với các bạn sinh viên nước ngoài và người dân bản địa.
Đặc biệt, tại thủ đô Paris, chi hội sinh viên Việt Nam sẽ tổ chức cuộc thi sắc đẹp sinh viên - “Miss Xuân 2011”. Đây là cơ hội để các bạn sinh viên Việt Nam giới thiệu nét đẹp duyên dáng của người con gái Việt Nam đến với bạn bè quốc tế và là một lời chào đầy ý nghĩa, một lời chúc đầu năm đầy may mắn và hạnh phúc của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Pháp.
Cùng với các hoạt động chào xuân do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Hội Người Việt Nam tại Pháp tổ chức, các hoạt động của các bạn sinh viên Việt Nam hứa hẹn sẽ giúp các bạn sinh viên phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà và cùng nhau đoàn kết, nỗ lực họp tập để đóng góp cho quê hương./.
Quang Hưng

Du học sinh kể chuyện: "Tôi đi làm thêm"

"Tôi đoán phần nhiều trong số các bạn đã trải qua các kinh nghiệm đi làm thêm hồi sinh viên, đặc biệt là các bạn đang đi học ở nước ngoài".


"Như các bạn của tôi ở Anh mà tôi biết thì hầu hết ai cũng đã trải qua việc đi làm thêm một vài lần. Tôi cũng như hàng trăm, hàng nghìn sinh viên Việt Nam khác đang ở Anh, Australia, Mỹ hoặc ở đâu đó. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn chuyện tôi đi làm thêm từ trước đến giờ. Entry hơi dài nhưng tôi nghĩ bạn sẽ không thất vọng khi đọc hết bài viết này.
Tôi bắt đầu biết đến mùi đi làm thêm vào năm đầu đại học khoảng cuối năm 1998, tôi và bạn gái đầu tiên của tôi... đi bỏ mối đĩa DVD. Lúc đó đĩa DVD mới bắt đầu thịnh hành ở thị trường Việt Nam. Một DVD phim hay ca nhạc giá ngoài thị trường lúc đó khoảng từ 50.000 đồng cho đến 90.000 đồng tùy theo đĩa Trung Quốc hay đĩa gốc. Mẹ của bạn tôi đi Trung Quốc về mang theo rất nhiều đĩa và có thể vận chuyển theo đường biên giới về Hà Nội rồi từ Hà Nội chuyển vào TP.HCM. Giá gốc khoảng 25.000 - 35.000 đồng/DVD.
Chúng tôi bắt đầu biết đi chào hàng, chúng tôi đến từng tiệm đĩa nhạc đĩa phim để chào mời, sau hơn một tuần rong ruổi thì có hơn 10 khách hàng. Chúng tôi tối ngày đi giao phim nhận tiền đòi tiền và đủ thứ trừ tiền xăng ra thì hai bọn tôi đủ tiền đi xem phim ở rạp đủ để rủ nhau đi ăn phở ăn hủ tíu mỗi ngày và còn đi uống nước nữa. Công việc đầu tiên tôi học được là cách nói chuyện chào hàng với người mình chưa từng quen biết và phương thức hoạt động lấy nguồn của các cửa hàng băng đĩa nhạc phim. Cực nhưng vui... mỗi tuần tiền lời có thể lên đến 200.000 đồng.
Công việc thứ hai tôi làm là năm thứ hai đại học. Lúc đó, có một thằng bạn thân của tôi tên là Tân giới thiệu đi làm sales cho một công ty quảng cáo in ấn nhỏ nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Công việc là đi kiếm khách hàng chào mời người ta in ấn namecard hoặc các giấy tờ văn phòng hay dùng.
Mỗi tháng lương trả 450.000 đồng nhưng có chỉ tiêu là bao nhiêu hộp card. Tôi học được cách phân vùng để sales, làm theo nhóm và kinh nghiệm quý báu là đi vào công ty lạ nói chuyện chào hàng một cách tỉnh queo nhiều lúc còn bị bảo vệ đuổi vì không hẹn trước. Điện thoại công ty thì chỉ có một cái đến 5, 6 thằng sao sử dụng hết nên hàng ngày cứ đi làm liều xông vào công ty người ta mà nói tỉnh bơ.
Qua đến Anh vào tháng 7/2005, tiền học tiền ăn ở khá nặng buộc tôi phải đi kiếm việc làm thêm, kiếm việc làm thêm dễ và không dễ chút nào. Lượng lao động tay chân part-time ở đây rất nhiều đa số là dân sinh viên Trung Quốc và các nước châu Âu như Ba Lan, Rumania, Đông Âu.
Tôi phải đi xin việc tùm lum, rải truyền đơn nhiều cửa hàng nhiều công ty khác nhau nhưng đều không nhận được hồi âm. Tôi phải tham khảo rất nhiều sách vở Internet về chiến thuật xin việc đặc biệt là thay đổi công việc một cách linh hoạt và nắm bắt cơ hội từ nhiều nguồn khác nhau.
May mắn thay, một lần tình cờ gặp hai người bạn ngoài đường, tôi theo họ đến gặp một trung tâm việc làm và được nhận vào làm waiting staff. Cứ đầu thứ hai, họ sẽ có rất nhiều công việc ta có thể lựa chọn các công việc khác nhau ở nhiều nơi khác nhau và thời gian khác nhau. Tôi bắt đầu đi phục vụ bar ở The Sage Gateshead, một building to nằm bên cạnh bờ sông chuyên nơi triển lãm biểu diễn âm nhạc nghệ thuật. Công việc là bưng bê phục vụ dọn dẹp bàn ghế, phục vụ quầy bar bán bia rượu các loại cocktails.
Sướng nhất là các lần làm việc cuối tuần ở hai sân vận động của CLB bóng đá Newcastle và Sunderland. Bạn sẽ làm việc ở một trong số các quầy bán giải khát trong sân vận động vào những ngày có trận đấu. Thường thì 20 phút cuối của trận, bạn sẽ được ra sân ngồi xem free, vì giá vé ít nhất cũng tầm 35 bảng nếu mua trước và ngồi ở những vị trí không tốt, vé mua trong ngày có thể lên đến 50 bảng/trận.
Sau đấy là những việc lặt vặt như dọn dẹp ở các công ty, rửa chén ở một quán ăn, một cantin nào đó của một khu công ty phần mềm. Tôi trải qua hết nếm hết các mùi vị ở những nơi ấy. Áp lực công việc và bao nhiêu khó khăn tôi đều trải qua. Tôi học được cách chịu đựng và luôn tự động viên an ủi mình trong lúc làm việc gặp bực bội khó khăn.
Thế rồi chiến lược xin việc của tôi đã có tác dụng, tôi bỏ một tấm hình chụp cảnh tôi đang ăn một cái Big Mac ở một quán ăn của McDonald ở Edinburgh chung với đơn xin việc sau khi đã chỉnh sửa cho phù hợp với công việc lao động chân tay. Tôi được nhận vào làm ở một tiệm McDonald gần nhà.
Đi làm hai buổi thứ bảy và chủ nhật cuối tuần. Ở đây chỉ có mình tôi là châu Á nên sự nhẫn nhục chịu đựng phải tăng lên gấp bội. Tôi được làm qua tất cả các công việc ở đây trừ việc nấu ăn. Mỗi buổi đi làm được nghỉ 30 phút và được một phần ăn miễn phí ăn thoải mái.

Sau đấy tôi chuyển đi làm cho một quán cafe ở một bảo tàng, cafe này thuộc một hệ thống cafe ở ba bảo tàng khác nhau ở Newcastle. Tôi phải đi làm ở ba nơi khác nhau tùy theo lịch sắp xếp. Ở đây tất cả công việc tôi đều phải thông thạo như tính tiền, phục vụ pha chế các loại cafe, các loại thức uống và đồ ăn, ngoài ra còn phải nấu nướng một chút khi không có đầu bếp ở đấy.
 
Hàng ngày tôi phải tiếp xúc với cả trăm khách hàng khác nhau tôi thấy rất thú vị vì khi gặp họ lần đầu tiên tôi phải suy đoán được tính cách con người của họ qua hình dáng cách ăn mặc cách cư xử và nói chuyện.
 
Bảo tàng Segedunum ở Wallsend Newcastle.
Bacon Sandwich
Hot choc? Mocha? Latte? Capuccino? chữ trên bảng Duy viết đó. Hihi

Đồng thời với công việc ở cafe này do ngoại giao tốt tôi lại kiếm thêm việc làm buổi tối ở một trung tâm triển lãm nghệ thuật. Ở đây, họ luôn tổ chức nhiều event, có ngày tôi phải đi làm từ 9h sáng đến 1 - 2 h sáng hôm sau mới về vì tôi làm cả hai job. Công việc ở đây cũng bao gồm khu cafe và khu tổ chức event. Khu event phục vụ tiệc công ty, conference, triển lãm tranh, biểu diễn ca nhạc này nọ nên công việc không bị nhàm chán. Tôi tiếp xúc với rất nhiều người và tôi luôn tìm hỏi những cơ hội cho công việc chính thức ở Anh.

Phục vụ event -  Music concert.
 
Đi làm thêm tôi học được rất nhiều từ cuộc sống tưởng chừng những công việc như vậy sẽ rất nhàm chán. Nhưng thật ra bạn có rất nhiều kinh nghiệm quý báu ví dụ như làm việc đội nhóm, cách giải quyết các tình huống đối mặt với khách hàng, hiểu được tâm lý và ý muốn của khách hàng, hiểu được tâm tư nguyện vọng của các bạn đồng nghiệp. Từ đó nếu áp dụng vào kinh nghiệm quản lý nhân viên quản lý công việc bạn nên luôn xem xét một vấn đề theo nhiều chiều và hướng khác nhau để có thể đưa ra quyết định đúng.
 
Làm hài lòng khách hàng và biết được tâm tư nguyện vọng của nhân viên là hai thứ rất quan trọng trong customer service. Ngoài ra, bạn còn học được cách vượt qua những khó khăn của bản thân, tăng sức chịu đựng làm việc trong môi trường áp lực cao. Và tăng sự hiểu biết của bạn thay đổi tầm nhìn một cách tích cực hơn.
Lời khuyên cho các bạn trẻ còn đang đi học đại học: "Đừng ngại công việc khó, công việc kiếm được ít tiền, kinh nghiệm làm việc mới là thứ quý báu. Bạn sẽ học được rất nhiều điều hơn là bạn tưởng".
(Theo Duy's Blog)

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Truyền thống đón Giáng sinh ở các nước trên thế giới

(Tamnhin.net)- Giáng sinh đang tới gần! Khắp nơi trên thế giới không khí Giáng sinh đang ngập tràn. Mừng Giáng sinh là điểm chung ở tất cả các quốc gia song mỗi nơi có cách thức tổ chức khác nhau, mang những nét văn hóa đặc trưng và rất thú vị…

Khắp nơi trên thế giới, mùa Noel rộn ràng...

Đến Anh đón Giáng sinh cùng với các bữa tiệc gia đình


Ở Anh, từ học sinh, sinh viên đến người đi làm, tất cả dù có đi đâu, về đâu, ngay thời khắc Giáng sinh, họ đều cố gắng trở về nhà để sum họp cùng gia đình. Các thành viên trong gia đình sẽ dành thời gian để cùng nhau trang trí nhà cửa, đi mua sắm, thăm bạn bè và người thân. Bữa tiệc thật lớn với đầy đủ người thân, gia đình, bạn bè vào đêm Noel (24/12) là biểu tượng đẹp của lễ mừng Giáng sinh ở Anh và tất cả các quốc gia châu Âu.


Bữa tiệc Giáng sinh truyền thống ở Anh

Giáng sinh ở Anh có 3 ngày: Christmas Eve (24/12), Christmas Day (25/12) và Boxing Day (26/12), trong đó thường ngày 25 sẽ là ngày các thành viên gia đình gặp gỡ, tặng quà, chúc mừng nhau và có buổi ăn chính. Từ chiều ngày 24, cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm, trường học, công sở đều đóng cửa…

Giáng sinh ở Đức diễn ra chủ yếu tại các phiên chợ

Alle Jahre wieder... (Đến hẹn lại lên…) - câu thành ngữ ấy luôn nảy ra trong tâm trí người Đức mỗi mùa Giáng sinh về. Từ đầu tháng 12, khắp nước Đức đều xuất hiện những phiên chợ đặc biệt, từ những phiên chợ chỉ vài ba gian hàng ở những thị trấn nhỏ trang trí bằng lồng đèn với cành thông đơn giản, cho đến những hội chợ lớn ở các đô thị tràn ngập không khí thương mại và tưng bừng niềm vui đại lễ.


Chợ thương mại Munich, phiên chợ Giáng Sinh cổ điển nhất ở Đức!

Nếu du lịch đến nước Đức vào dịp này, bạn đừng quên ghé thăm các phiên chợ Giáng sinh nổi tiếng tại đây như chợ thương mại Munich ở quảng trường trung tâm Marienplatz, chợ Nuremberg và chợ Berlin. Bạn sẽ tìm thấy được những nét cổ xưa nhất cũng như cảm nhận thấy hơi thở hiện đại của cuộc sống từ những phiên chợ Giáng sinh nơi đây.

Trung bình mỗi năm, những phiên chợ mùa Giáng Sinh này đã mang về cho ngành du lịch nước Đức gần 8 tỉ USD.

Noel 2010 ở Mỹ với chủ đề “Món quà đơn giản”

Nước Mỹ là nơi có nền văn hoá đa dạng và nhiều tập tục, do đó thật khó nói về một lễ giáng sinh chỉ của riêng người Mỹ. Các hoạt động trong lễ hội này sẽ tuỳ thuộc vào truyền thống văn hoá của mỗi gia đình. Lễ mừng Giáng sinh ở Mỹ có pha trộn hương sắc của Ireland, Australia, Ba Lan và Bỉ.


Cây thông Noel 2010 tại Nhà Trắng với chủ đề "Món quà đơn giản"

Mặc dù đa dạng về văn hoá và chủng tộc song một Noel truyền thống ''lý tưởng'' mà tất cả mọi người đều chấp nhận là: đây là thời gian dành cho gia đình cùng với những chuyến du lịch kỳ thú. Thời tiết ở Mỹ cũng ảnh hưởng tới lễ Noel. Ở một số khu vực, lễ Noel sẽ thật tuyệt vời với tấm chăn tuyết phủ trắng khắp nơi. Trong khi đó, tại những nơi khác, Noel sẽ diễn ra tại nơi ấm áp, tràn ánh mặt trời như bãi biển....

Và biểu tượng quan trọng nhất trong lễ Giáng sinh của người Mỹ chính là cây thông Noel. Thông thường, người Mỹ sẽ trang trí cây thông rất nổi bật và đặt ở vị trí mà nhiều người có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, năm nay, tại Nhà Trắng, cây thông Noel chính thức ra mắt hôm 1/12 lại với chủ đề trang trí “Món quà đơn giản” nhưng ấn tượng đối với người xem thấy rất độc đáo và “bắt mắt”.

Giáng sinh ở châu Á

Khu vực Đông Á gồm những nước Trung Quốc, Nhật, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam. Người dân ở khu vực này thường trang trí, thắp sáng nhà cửa bằng đèn lồng. Cây thông thường được gọi là ''cây ánh sáng'', nó được trang trí bằng giấy trang kim, hoa giấy và hạt châu.


Nhà thờ Đức Bà (Sài Gòn) được trang hoàng rực rỡ vào mùa Noel...

Trung Quốc là nước sản xuất các nguyên liệu dùng để trang trí cho ngày lễ Noel lớn nhất châu Á. Hầu hết các đồ dùng trang trí Noel ở VN và một số quốc gia trong khu vực đều nhập khẩu từ TQ. Và tại quốc gia này, vào mùa lễ Noel, các đường phố cũng được trang hoàng rất lộng lẫy và rất nhiều lễ hội được tổ chức vào những ngày này.

Tại Việt Nam, lễ Giáng sinh được tổ chức hoành tráng và quy mô chủ yếu tại các thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội. Các tỉnh, thành phố khác, không khí Noel trầm lắng hơn. Hoạt động chính của lễ Giáng sinh ở VN chủ yếu giới trẻ ra đường dạo chơi, đến nhà thờ vào đêm 24/12. Những ai theo đạo Thiên Chúa sẽ tổ chức đi mua sắm đồ trang trí nhà cửa và các món quà nhỏ để tặng nhau…

Dạ Thy

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Kinh nghiệm du học ở Melbourne

Australia đang dần trở nên là một “đất nước du học”. Công nghệ hiện đại cộng với cách dạy học dễ hiểu, áp dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết, bắt chúng ta phải động não và áp dụng thực tế.

Bên trong một thư viện của trường đại học Australia. Ảnh tác giả cung cấp.
Đây là bài viết nói về kinh nghiệm của tôi khi đang du học tại đất nước hòa bình nhất thế giới, nói chính xác hơn là tại thành phố Melbourne.
1. Khí hậu: chia ra làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
• Xuân: hoa cỏ đua nhau nảy nở (trong công viên, những vườn hoa, kể cả hoa cỏ dại mọc ven đường cũng rất đẹp), khí hậu thì mát mẻ rất dễ chịu.
• Hạ: có phần hơi bị nóng vào giờ trưa, nhưng lại rất mát mẻ vào buổi tối. Đặc biệt nhất là trong mùa hè, có rất nhiều “ngày 4 mùa” - trong một ngày có tới 4 loại khí hậu của xuân hạ thu đông. Và điều mà mọi du học sinh thích nhất là tổ chức các buổi BBQ ngoài trời rất thú vị. Sau đó thì dắt nhau đi hồ bơi, bãi biển (vì biển bên này đẹp và sạch cực kỳ).
• Thu: khí hậu lại trở nên bắt đầu lành lạnh, thích hợp cho các buổi đi chơi xa như câu cá ngoài biển, bắt mực, bắt cua, cắm trại, picnic...
• Đông: bạn sẽ được tận hưởng cái cảm giác gọi là “thở ra khói”, rất thú vị cho việc đi núi tuyết, trượt tuyết...
2. Môi trường:
• Về vấn đề này thì khỏi cần phải bàn cãi. Australia có bầu không khí cực kỳ trong lành và tươi mát. Chưa hề nghe người nào nói: "Sao qua Australia về mà lại nhiều mụn hơn lúc ở Việt Nam vậy?" (trừ khi bạn ăn quá nhiều mì gói thôi). Đi ra đường phố, khi gặp một chiếc xe tải chạy ngang, bạn ko cần lấy tay bịt mũi, che mặt hay đeo khẩu trang gì hết đâu vì không có bụi.
3. Sinh hoạt hằng ngày:
• Nơi ở: giá cả dành cho một căn hộ cao cấp ở trung tâm thành phố (thường là dành cho con cái nhà cực giàu và dành cho sinh viên từ Ảrập Xêút) là khoảng $3000/tháng. Nhưng đối với tôi (nhà không quá nghèo, nhưng cũng không được gọi là công tử Sài Thành) thì chi phí cho một phòng đơn là $100/tuần bao gồm: điện, nước, gas, nhà đầy đủ mọi tiện nghi: máy lạnh, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy đồ, máy hút bụi…nói chung là khá được. Thường là nhà ở cách trạm xe điện 10 phút đi bộ, đi hoài bạn sẽ quen và cảm thấy thích đi bộ luôn á.
• Ăn uống: nếu như đối với một người “chịu ăn” như tôi, và ăn đồ ngon thì khoảng $50/tuần. 5 chai Coca Cola loại 2 lít bán có 10 đồng. Đồ ăn thì bao la luôn, mà người ta bán cái gì cũng ngon và rất nhiều. Vô tiệm phở bình dân bên này có $5 là bạn có một tô phở “xe lửa” rồi - bự cỡ cái chậu rửa mặt á, mà đầy tô luôn.
• Xe điện, xe buýt, và xe tram (loại xe như xe buýt nhưng chạy trên đường ray): cùng sử dụng một loại vé, mua một vé, đi cả ba xe đó đều được. Người ta chia tuyến xe điện ra làm hai Zone: Zone 1 và Zone 2. Vì tôi ở cách xa thành phố - khoảng 14 trạm xe điện nên tôi mua vé Zone 1 lẫn Zone 2 là $170/tháng, nếu ai chỉ ở cách thành phố khoảng 10 trạm xe điện đổ lại (chỉ mua Zone 1) thì khoảng $110/tháng thôi. Lâu lâu đến mấy ngày lễ, người ta cho đi miễn phí sướng luôn á.
• Những thứ linh tinh như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu thì ôi thôi bao la bát ngát, mà toàn hàng xịn, rẻ bèo à. Không cần lo lắng lắm cho việc này.
• Việc làm: đây là một trong những phần được coi là quan trọng nhất cho du học sinh. Việc làm khá là dễ kiếm: bồi bàn, làm vườn như cắt cỏ tỉa hoa, làm trang trại như là hái dâu hái nho, tỉa cành, bán đồ ăn, quần áo cho các tiệm tây. Lương trung bình dành cho một người “lười làm” là $8/giờ, một tuần làm 20h, một tháng được hơn $650. Nếu làm cho tây giống như tôi, bán quần áo cho thương hiệu Jay Jay của Australia thì lương khởi điểm là $17/giờ, một tuần 20h, một tháng cũng được hơn $1400 (tiếng Anh phải giỏi, khoảng 7.0 Ielts).
4. Giáo dục:
• Công nghệ hiện đại cộng với cách dạy học dễ hiểu, áp dụng thực hành nhiều hơn lý thuyết, bắt chúng ta phải động não và áp dụng thực tế. Môi trường học đường thân thiện giúp học sinh tiếp thu rất tốt các lý thuyết được đưa ra. Và kết quả là tấm bằng tốt nghiệp và kỹ năng áp dụng thực tế. Đó cũng được coi như là nền tảng cực kỳ vững chắc để giúp các sinh viên quốc tế bước vào thương trường đầy nguy hiểm và nhiều rủi ro.
• Học phí (chỉ kể về Melbourne, vì tôi chỉ biết về Melbourne): đối với những đại học danh tiếng như là Monash (có anh Lại Bắc Hải Đăng đang học) hay là RMIT, Melbourne, Swinburne thì học phí hơi cao vì do họ xây quá nhiều tòa nhà, nhiều sân trường, nhiều công nghệ quá tối tân. Nhưng bạn vẫn có thể chọn những trường rẻ hơn nhiều như là Homesland với chỉ 12 ngàn đô Úc cho một năm đại học mà thôi, mà điều kiện học rất tốt, bằng cấp quốc tế, và còn nhiều trường khác nữa.
Nói chung, Australia đang dần trở nên là một “đất nước du học”. Vì dường như nó đang lấy được tình cảm của rất nhiều phụ huynh và sinh viên quốc tế. Người cha mẹ nào cũng muốn con cái mình được thành tài sau khi cầm cái bằng tốt nghiệp. Và tôi hy vọng rằng bài viết này cũng giúp một phần không nhỏ trong sự chọn lựa đất nước du học của bạn. Rất vui lòng khi được tư vấn cho bạn thêm nhiều chi tiết nữa.

Tôi nên học ở đâu
Bạn cho mình hỏi giữa Canberra, Melbourne và Sydney thì ở đâu du học phù hợp hơn (đưa cả gia đình đi và có con nhỏ) ?
Xin cám ơn.
Thuy

Có vài điều muốn hỏi bạn
Mình đang có dự định đi du học xin hỏi bạn vài câu. Gia đình mình ko khá giả gì 1 tháng có thể cung cấp mình 500 USD + với tiền đi làm thêm như bạn nói la 650USD mình có thể sống dc ko. AV mình tạm tạm mình qua bên học av luôn hay phải học AV ở đây có ielts rồi mới đi dc. Thanks bạn
Hiếu

Trả lời các bạn
@ Hiếu: Nói chung nếu bạn chịu khó tiết kiệm không ăn ngoài, không mua sắm, ở nhà cũ cũ 1 tí hoặc rủ bạn thuê chung phòng, thì 1 tháng tiền sinh hoạt của bạn tốn khoảng 600-800aud (bao gồm mọi thứ tiền nhà cửa, bill, đi lại + ăn uống). Còn mức trung bình thì theo kinh nghiệm của mình là tầm 1000aud/1tháng. Nếu gia đình bạn support bạn 500aud/1tháng thì mình nghĩ để kiếm tầm thêm 500-700aud/1tháng không khó lắm, chỉ cần đi làm túc tắc tuần 2 buổi tầm 10-15h với mức lương phổ biến cho sv mới tầm 8-10aud là ok. Tuy nhiên bạn phải tính trước là vài tháng đầu bạn sẽ chưa chắc bạn đã có việc ngay vì kinh nghiệm chưa có + tiếng anh chưa tốt. Việc không quá khó kiếm nhưng không phải cứ muốn kiếm là được, bạn phải năng động và nhanh nhẹn.
AV thì bạn nên học ở nhà được càng nhiều càng tốt, kể cả học nhữn trung tâm tốt nhất ở nhà như British Council hay ACET tính ra vẫn rẻ hơn bên này chán. Mà chất lượng dạy tiếng anh bên này cũng không hơn gì ở nhà đâu, giáo viên bản địa => ở nhà cũng có, bạn cùng lớp cũng toàn Thái, tàu => tiếng chả hơn gì mình, học phí thì đắt gấp mấy lần, bạn cứ yên tâm là học xong 1 khoá tiếng anh bên này bạn chả thấy khác gì so với học ở nhà cả. Lời khuyên là cố gắng cày Ielts càng cao càng tốt để đỡ phải học tiếng bên này. Sau này sang đây có đk tiếp xúc với người bản địa + tự nỗ lực AV của bạn sẽ tiến bộ dần.
@Thuy: Mình không recommend Canberra, đấy là thủ đô chính trị, thành phố buồn thê thảm luôn. Trừ khi bạn có học bổng ở Canberra chứ mình thì chả thích sống ở đấy. Melbourne và Sydney thì bạn cứ hình dung như Hà Nội và Sài Gòn, bạn thấy hợp ở đâu thì ở. Cá nhân mình đang ở Mel nên thích Mel hơn. Thanh bình và dễ sống hơn Sydney.
Chân

Cảm ơn những chia sẻ của bạn, Jason
Hi Jason,

Rất cảm ơn những chia sẻ thực tê và rất chân tình của bạn. Mình cũng đang kế hoạch cho cháu con trai của chị mình và chuẩn bị tư vấn để cháu mình có thể du học trong thời gian tới, đọc bài viết của bạn, dù rằng mình biết khá nhiều những thông tin một đất nước nào đó qua nhiều kênh, nhưng vẫn thật sự biết ơn và thích sự chia sẻ rất thật tế của người đang sinh sống ở đó. Cảm ơn bạn nhé. Mà minh có thể có địa chỉ email cá nhân của bạn để thường xuyên được chia sẻ không?

Rất cảm ơn bạn, Jason

Fion Le

Du hoc Uc
Bạn Hieu: Bạn nên chuẩn bị thật tốt việc học Anh văn ở VN. Qua đây chi phí học tiếng Anh rất mắc. Giáo viên Anh văn ở đây sẽ không giảng dạy ngữ pháp mà dạy theo dạng học thuật (cách viết bài luận). Còn về việc làm thì có thể mới qua bạn chưa kiếm được việc vì chưa quen đường xá, nên khoảng một thời gian sau mới kiếm đc việc.
Ban Thuy: Ở Melbourne là thích hợp vì ở đây có cộng đồng người Việt khá nhiều, nên bạn có thể mua thức ăn khẩu vị VN. Chi phí không đắt đỏ lắm so với Sydney. Còn ở Canberra thì khí hậu lạnh hơn và cộng đồng người Việt thì thưa thớt.
Vài lời gửi đến bạn.
Anh

Nhận xét chân thực....
Mình cũng là 1 người đang học tại Melbourne và cũng tận hưởng được cuộc sống du học ở Melbourne là thế nào. Bạn kể về cuộc sống bên này rất chính xác và sống động nhưng chân thành mà nói, có nhiều thứ không phải dễ dàng như bạn nói. Có 1 vài điều khiến Úc chưa phải là thiên đường du học lý tưởng nhất trên thế giới đâu bạn.
Trong việc học không phải ai cũng nhận được sự thoải mái đâu, nhất là hầu hết các trường bên này du học sinh Trung Quốc là chiếm hơn 70-80% rồi, không biết có phải thế mà thỉnh thoảng mình còn thấy các giáo viên nói tiếng Trung và viết lên bảng tiếng Trung trong lớp khiến mình rất bực bội vì không hiểu gì hết. Việc học đôi khi cũng thấy lạc lõng và pressure vì nhiều thứ không biết cách làm.
Về việc làm thì có lẽ ai mà cũng được như bạn thì mình xin mừng thay cho họ nhưng thật ra có mấy người được như bạn. Bên này có rất nhiều bạn bị các boss là người Trung Quốc hoặc VN bóc lột sức lao động.... ví dụ như: lương $7-$8/h, ngày làm 10h hoặc có khi bắt ở lại làm hơn 10h nhưng cũng ko trả thêm tiền, bạn dễ dàng nhìn thấy cảnh tượng này ở các khu vực như Springvale, North Richmond, Footscray..... Cũng vì lẽ đó mà bạn nào có sức khỏe thì đi làm farm kiếm tiền khá hơn, còn bạn nào không ra farm được thì chịu nuốt cay nuốt đắng mà làm thôi.
Thêm điều này nữa, tiền VN đang mất giá vì lạm phát...hồi mình qua đây học đô Úc có 12,000 VND/ 1$, nhưng bây giờ đã ngoài 20,000 VND/1$ tính ra thì chi phí đi học bên Úc mắc hơn rất nhiều so với các nước khác. Tóm lại mình rất thích môi trường bên Úc.....chỉ có điều đó là đẹp nhất mà thôi.
Billy Nguyen

Bạn cần ở Melbourne
Nếu bạn thích 4 mùa thì nên ở Melbourne là tốt lắm, ở đây thức ăn y như Việt Nam mình không thiếu món gì. Còn đem con nhỏ qua Úc thì nên coi tài chánh của bạn có khả năng không thôi.

John le

Cam on ban Jason
Cảm ơn bạn Jason đã chia sẻ kinh nghiệm sống của mình với các bạn học sinh đang có dự định du học tại Úc. Trước hết chân thành cảm ơn bạn về những kinh nghiệm sống rất quý báu mà bạn đã trao đổi.

Là 1 người đã từng du học và hiện đang sống và học tập tại Melbourne hơn 7 năm, tôi xin mạn phép đóng góp ý kiến cá nhân của mình và bổ sung 1 số điểm như sau:
- Trong mọi vấn đề sẽ luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực, các bạn có nguyện vọng du học hãy cân nhắc thật kỹ để chuẩn bị hành trang cho mình trưóc khi xa nhà. Những vấn đề mà các bạn có thể gặp phải là cảm giác cô đơn, rào cản ngôn ngữ , phải tự lo cho bản thân mình trong chuyện sinh hoạt ăn uống trong thời gian đầu đến Australia sẽ là 1 vấn đề mà phải vuợt qua. Hơn nữa nên chọn các ngành nghề , trường Đại Học phù hợp với mình vì có 1 số công ty tư vấn không chính xác , họ muốn hướng dẫn sinh viên đến các trường mà họ có quan hệ để lấy hoa hồng.
Nên chọn các tổ chức tư vấn có uy tín, có kinh nghiệm, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cho các trường đai học Úc hiện nay tại Việt Nam. Hiện nay chính sách siết chặt nhập cư dã siết chặt lại rất nhiều, không nên chọn các ngành học có thể được nhập cư vì như vậy là sự đầu tư lãng phí mà hãy chọn phù hợp với sở thích và khả năng của mình vì hiện nay chính sách này đã bắt đầu bãi bõ do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái toàn cầu.
- về vấn đề việc làm: Các bạn cần cân nhắc vì đi làm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập ít hoặc nhiều lắm đấy. Nhất là các bạn có ý định học lên cao. Vì vậy cần cân đối giữa học và làm sao cho phù hợp và hiệu quả. Một điểm quan trọng là: Không phải ai cũng kiếm được việc làm tốt. Cường độ làm việc (đa số là lao động phổ thông ) rất nặng và đòi hỏi hiệu quả cao.
-Về ăn uống và sinh hoạt: Chi phí ăn uống khoảng 200-300/tháng tuỳ người. Mình thấy 1 tô phở giá khoảng 7-10 AUD, chứ chưa thấy chỗ nào bán 5 AUD cả, có thể mình không biết, nhưng có lẽ không phải nơi nào cũng bán với giá ấy. tiến nhà khoảng 450-600/tháng tuỳ khu vực, các bạn có thể tìm các khu vực xa, gần người Việt nhưng sẽ tốn kém chi phí đi lại như bạn Jason nói. Đi lại khoảng 110-180 AUD, ngoài ra còn có các chi phí khác như điện, nước , gas, internet , điện thoại khoảng 120-200 AUD/tháng. Các bạn muốn tìm nhà có thể vô trang web Hội SV VN tại Melbourne này để được giúp đỡ http://www.hoisinhvien.net/forum/ , tứ trang này các bạn có thể tìm thấy trang web của sinh viên việt nam tại các truờng.
- Về trường đại học: Hiện nay hoc phí trung bình 1 trường đại học là thấp nhất là 18, 000-, cao nhất là 30, 000-32,000 AUD/năm, tuỳ trường và tuỳ ngành. 1 số trường như Melbourne, Monash có mức học phí trên 30,0000 AUD/năm. Đây là hai truờng thuộc nhóm "Group of 8" -nhóm tám trường đại học hàng đầu về nghiên cứu tại Úc. Xếp hạng các trường có thể tìm thấy ở 1 số trang khác nhau và đôi khi cũng khác nhau http://www.australian-universities.com/rankings/ Hay http://www.australianstudent.com.au/education/rankings/ .
Ở Melbourne có 1 số đại học chính như Melbourne , Monash, RMIT, Latrobe, Deakin, Swinburne, Catholic, 1 số chi nhánh đại học khác tại thành phố. Các chương trình đào tạo nghề cao đẳng có mức 12,000/năm hoặc đào tạo đại học liên thông (cao đẳng + đại học) . Học năm cuối để lấy bằng đại học (3 năm ) có mức cao hơn 12,000/năm nhiều. Vì vậy các bạn cân nhắc tình toán ngân sách của mình cho phù hợp.
Xin mạn phép đóng góp những ý kiến riêng của mình, có gì sai sót, mong các bạn bỏ qua và góp ý. Chân thành cảm ơn
Thanh Nguyen

So tien mang theo khi di du hoc UC
Nếu đủ tiền đóng học phí cho năm học đầu tiên, tiền mang theo khoảng 500 đô Úc có qua đó sống được không, và nếu chịu tìm việc làm thì 500 đô này có thể trang trải cho những ngày đầu đi tìm việc làm không, Và tìm chỗ ở có khó không, nếu đi qua đó không có người quen
Xin cho em thông tin này nhé
Cc

Vấn đề giá cả
Hầu hết thông tin bạn Jason nói đều đúng nhưng vấn đề ăn uống thì nếu nấu ăn ở nhà thì khoảng 50 AUD / 1 tuần (ăn buổi chiều và tối vì hầu hết thời gian còn lại đi học và đi làm), còn ăn ở ngoài tiệm thì ít nhất 1 bữa ăn để no thì phải 10 AUD. Mình không biết bạn ăn phở ở đâu mà có giá 5 AUD / 1 bát. Vì mình đã du học ở Úc cách đây 3 năm mà bát phở đã có giá 8 AUD. 1 bữa fastfood (Hungry Jack, Mac, KFC) tầm khoảng 9 AUD. Các bạn có thể xin làm waiter vì được cho ăn luôn ở nhà hàng, có thể tiết kiệm đựơc tiền ăn
VIệc làm 20h / 1 tuần chủ yếu là những việc có trả thuế phải xin Working VIsa của chính phủ Úc. Những bạn còn lại có thể xin working visa và làm việc nhiều hơn nhưng chủ yếu là phải tập trung vào việc học vì tiền thấy kiếm thoải mái thì thường là mọi người sẽ xao nhãng việc học. Các bạn có thể xin làm waiter lương cho nhà hàng Việt Nam khoảng 8-9 AUD / 1h . Nhà hàng tây khoảng 13-14 AUD / 1h (phải trả thuế)
Chút thông tin cho bạn Hiếu.

Thời gian đầu bạn sang có lẽ phải tốn tiền nhà hơi nhiều vì không có người quen nên bạn phải đăng kí ở apartment của uni mà bạn học. Chi phí khoảng 600 AUD / 1 tuần. THời gian sau khi bạn đã thích nghi với bên đó và có bạn bè. Mọi ngưòi có thể thuê nhà để ở. Trưòng hợp của mình 4 người thuê nhà 1200 AUD / 1 tháng. Tính ra 1 tháng chỉ phải trả có 300 AUD (3 năm về trước). Chưa kể các loại bill điện, nước, internet....
Anh văn bạn có thể học ở Việt Nam trưóc vì sang Úc tiền học Anh văn rất đắt. Bạn cố kiếm được IELTS 6.0 - 6.5 là không cần phải học thêm Anh văn nếu bạn học Đại học
Huy

Gửi bạn Thuy và Hiếu
Xin chào các bạn. Mình cũng là 1 du học sinh vừa tốt nghiệp tại Melbourne về nên mình cũng xin đóng góp ý kiến như sau:
@Thuy: Những thông tin bạn đưa ra thật khó để có thể khẳng định đâu là nơi tốt nhất cho gia đình bạn. Tuy nhiên, nhìn chung thì Melbourne có mức giá thấp hơn so với Sydney (cũng không thấp hơn nhiều lắm đâu). Còn Canberra là thủ đô của Úc nhưng không đông đúc và nhộn nhịp như ở Mel và Syd.
Vì thế, để biết đâu là nơi tốt nhất cho bạn và gia đình, bạn cần phải xem xét các yếu tố (i) khả năng tài chính của gia đình bạn; (ii) trường bạn muốn học; (iii) môi trường sống (thích sống ở nơi đông vui, nhộn nhịp hay ở vùng yên tĩnh).
Với ý kiến của cá nhân mình thì mình thấy Melbourne là nơi tuyệt nhất. Tuy Mel là thành phố đông đúc, nhộn nhịp nhưng bạn sẽ vẫn tận hưởng được sự yên tĩnh vốn có của nước Úc. Ngoài ra, Mel có rất nhiều trường đại học, các trung tâm mua sắm, nhà hàng, khu vui chơi nên gia đình bạn có thể sẽ sống thoải mái hơn.
@Hiếu: Nếu như gia đình bạn cho bạn 500AUD và bạn tự đi làm kiếm thêm khoảng 650AUD, thành ra là 1150AUD/tháng thì bạn có thể sống khá thoải mái ở Úc. Trung bình theo mình biết thì sinh viên Việt Nam du học tại Úc chi tiêu khoảng từ 800-1000AUD/tháng cho tất cả các khoản (ăn ở, tiền xe đi lại, điện thoại, ...). Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích 1 phần nào đó cho các bạn. Thân chào, Thắng.
Thắng

Bổ sung một vài ý
Chuẩn IELTS đánh giá cho các bạn 4 kĩ năng nhưng là chưa đủ để gọi là giỏi TA nếu bạn chỉ có 7.0. Ví dụ như bạn không biết Tram là xe điện. Các bạn chưa có IELTS có thể sang đây học 1 2 khóa, môi trường và giao tiếp tiếng Anh thường xuyên sẽ giúp các bạn nâng cao hơn. Tôi 6.5 Ielts từ Việt Nam sang mà phải mất 4 5 tháng sau mới quen nghe và nói để người bản địa hiểu.
Về kinh nghiệm ở Úc nói chung và Melbourne nói riêng. Tôi từng du lịch đến Melbourne với mạng lưới tram dày đặc trong thành phố, đi xa hơn có train và bus. Cuộc sống ở Melbourne khá thanh bình và buồn tẻ với các bạn nào ưa nhộn nhịp. Chi phí sinh hoạt rẻ hơn ở Sydney và việc làm dễ kiếm hơn, nếu các bạn thích đi làm farm hoặc cho người Việt. Ở Mel có 3 khu người việt từ Sunshine, Footscray và 1 khu nữa tôi k nhớ. Những khu này không xa lắm, nhà rẻ, và dễ kiếm việc.
1 điều quan trọng khi chọn trường Đại học bên này, các bạn có khả năng nên chọn Group of 8, ở Melbourne có Monash, Sydney có Sydney Uni và NSW uni. Các bạn có thể search trên mạng biết thêm. Còn không thì chọn trường tốt từ thứ 9 đến 15, vì nếu không bằng cấp sẽ không có giá trị đối với những trường tư mà top dưới. Trong resume người ta sẽ xem để đánh giá khả năng của bạn.
Tôi hiện sống ở Sydney, đã đi qua Canberra và Melbourne chơi nhưng vẫn thấy Sydney là thú vị nhất. Nhộn nhịp, năng động, lương cao, trường Đại học chất lượng. Giá cả mắc hơn 150-200/ 1 tuần nhưng bạn có thể đi làm với lương tối thiểu 10aud 1 giờ. Nhưng đừng quan tâm nhiều về tiền bạc, các bạn có thể xin việc dễ dàng khi đã ở 1 thời gian và hơn nữa, chúng ta đến Úc học và có cơ hội nên đi du lịch vòng quanh nước Úc. Lúc đó sẽ thấy, Úc là lựa chọn hoàn hảo cho du học sinh. Thân.
Hung Tran

vàl điều không đúng của bạn Jason
Tôi đang sống và học tai Melbourne hơn 10 năm, theo tôi thông tin của bạn Jason không được đúng lắm, duoi day la mot so danh gia cua toi: 1. Khí hậu: ĐÚNG 2. Môi Trường : ĐÚNG 3. Sinh hoac: Nếu 100/1 tuần cho 1 phòng ngủ, bạn phải ở xa chung tâm Tp khoảng 1 tiếng đồng ho xe lua, theo toi ban Jason dang o khu nguoi viet nam "SpringVale" moi co gia 100/1 tuan bao moi thu, con 1 to pho it nhat bay gio cung phai 8 dong.
4.Giao duc, hoan toan khong dung, khong co truong dai hoc nao la Homesland o Melbourne ca va hoc phi it nhat cho 1 truong dai hoc tai Melbourne cung phai 18,000 ~ 24,000 mot nam. con nhung truong hoc nghe nhu Holmesglen Tafe, hoac Box Hill Tafe hoc phi it nhat phai 11,000 ~ 16,000 mot nam. Bay gio du hoc sinh tai Uc dam rat nhieu so voi may nam truoc, tai vi sao khi hoc song se rat kho xin nhap quoc tich Uc, trong khi muc dich chinh cu da so du hoc sing la nhap quoc tich sao khi hoc song.
Linh

kinh ngiệm sống ở Melbourne
Mình đồng ý với bạn Linh, mình định cư ở Úc được vài năm nhưng chưa thấy tô phở nào giá 5aud hết, chi phí du học ở úc không rẻ nhưng đổi lại môi trường học rất tốt cho du học sinh.
cuong

trả lời cho bạn Hiếu
Bạn Hiếu thân mến, Với 500 1 tháng thì ăn ở hơi chật vật ở melb bạn ạ, 500 thì chỉ đủ tiền phòng,và tiền bills điện nước gas, bạn phải cắt hết các khoản cafe, chơi bời, ở nhà và tự mua đồ nấu ăn, nấu chung với mọi ng trong nhà thì rẻ hơn, nhà mình ăn 20d/tuần/người (5ng nấu ăn chung). Còn chuyện học av thì bạn nên học ở VN, úc lợn này đang siết nhập cư, qua đây thi ielts chấm rất gắt nhé, ở vn bạn có thể thì ielts 7., nhưng quá úc thi 7. là 1 kì tích rồi.
Theo quan điểm của mình thì ko nên đi học úc, học xong cũng ko có cửa ở lại làm việc ở úc như nhiều bạn (Trong đó có cả mình) đã từng nghĩ: học xong ở lại úc làm vài năm gỡ vốn, xin thưa, ở úc ko có Pernament Resident thì chỉ đi làm công việc tay chân, như chđừng mơ làm trong office, bọn úc là bọn ăn cháo đá bát, chỉ biết thu tiền du học sinh, còn tương lai nghề nghiệp của dhs thì bọn nó chả care.
Học phí du học sinh cao hơn 30% so với local mà những gì nhận được ko tương xứng với những gì bạn bỏ ra đâu. Các bạn thật sự muốn học ở úc, hãy nghiên cứu học những nghề như sửa xe, thợ điện để lấy PR trước, chi phí học những ngành đó tầm 10,000/nam. có pr rồi học phí rẻ hơn,mà còn được vay tiền đi học. Chắc ko ở đâu có nhiều thạc sĩ tốt nghiệp ra trường chỉ để đi lái taxi và bán bánh mì nhiều như ở melb. Vài dòng tâm sự từ Melb
khoa duong

cần nói rõ thêm 1 vài điều khi sống và học tập tại Melbourne
Trước hết xin cám ơn Jay vì những lời khuyên rất bổ ích của bạn. Mình chỉ xin bổ sung thêm 1 vài điều về cuộc sống và việc làm ở thành phố Melbourne, nơi mình đã sống và làm việc được 1 thời gian. Có những ý kiến là chủ quan, xin các bạn cứ bổ sung nếu cần thiết:
1. Về khí hậu: khí hậu ở MEL thì như bạn Jay đã nêu, có 4 mùa rõ ràng. Thời tiết thì hơi thất thường, chênh lệch nhiệt độ trong ngày là khá cao nhưng đặc biệt dự báo thời tiết ở đây là cực chuẩn. Mùa Xuân thì cây cỏ đâm chồi nãy lộc. Nhưng có 1 điều khá khó chịu cho những ai không quen, đó là hay fever (hay còn gọi là dị ứng do phấn hoa).
Mà thuốc để trị hay fever bên này bán thì đắt gấp VN cả trăm lần. Cụ thể là gần $1 AUD / 1 viên. Trong khi ở VN giá thuốc trị hay fever thì với $1 AUD có thể mua gần 100 viên. Mùa Hè thì khá nóng. Có hôm nhiệt độ lên đến gần 45 độ C. Nóng đến nổi cong luôn đường ray xe lửa khiến giao thông bằng xe lửa bị gián đoạn. Mùa hè đặc biệt có khá nhiều ruồi, cảm thấy khá khó chịu khi đi ngoài trời. Mùa Thu thì cũng ổn như bạn Jay đã nêu. Mùa Đông thì khá lạnh nhưng nếu ở trong nhà có sưởi thì không có vấn đề gì.
2. Môi trường thì được bảo vệ khá nghiêm ngặt. Ngay cả khi muốn chặt 1 cái cây trước cửa nhà vì nó chắn lối vào thì vẫn phải xin phép. Tuy nhiên nước sinh hoạt là vấn đề mà MEL đang phải đối mặt. Vì vậy ở VN các bạn có thể tắm bao lâu tùy thích nhưng ở MEL thì được khuyên nên dành tối đa 4 phút cho 1 lần tắm, tưới cây thì nên tuân theo thời khóa biểu quy định, không được rữa xe ở nhà vì như vậy là rất phí nước v.v
3. Nơi ở: cái này thì tùy vào việc bạn ở gần hay xa trung tâm. Chổ ở có thuận tiên gần phương tiện đi lại công cộng, chợ búa, hàng quán, trường học v.v. hay không. Nhưng khi thuê nhà thì có điều khoảng tăng thêm 4-5% mổi năm tùy theo mức độ lạm phát. Để tiết kiệm thì nhiều người thuê chung 1 căn nhà nhưng thường các bạn nên biết là nhà càng đông người ở thì càng phức tạp, dễ dẫn đến xích mích va chạm trong cuộc sống hằng ngày.
4. Ăn uống: nếu mua về nhà tự nấu thì rẽ vô cùng, đặc biệt đối với những bạn biết cách đi chợ, chọn những nơi có giá rẽ, hay lựa đợt khuyến mãi (có quanh năm) v.v Có thể nói nhiều thứ còn rẽ hơn ở VN. Còn ăn ngoài thì phải chấp nhận thôi. Nhưng vấn đề ở đây là phải biết kiềm chế bản thân. Vì nếu các bạn ăn nhiều, hoặc không khoa học thì số tiền bạn phải trả cho y tế sẽ khủng khiếp hơn rất nhiều. Những bệnh như tiểu đường do uống nhiều đồ ngọt, ít vận động v.v là mối đau đầu của cư dân các nước phát triển hiện nay.
5. Việc làm: Theo kinh nghiệm thì làm cho người Úc là chuẩn nhất. Làm cho những người sắc dân khác thì giá thấp hơn nhiều, có thể nói là bị bốc lột. Chủ người Việt, người Hoa, người Lebanese, Ấn thường rất keo kiệt nên họ trả lương nhân viên rất thấp và cách cư xử thì thường không được lịch sự, tử tế như người Úc bản xứ. Tuy nhiên để là việc cho người Úc thì ngoài khả năng chuyên môn, tiếng Anh phải giỏi, nói chuyện phải như người bản xứ là điều bắt buộc.
Có 1 vấn đề liên quan đến việc làm là sự phân biệt chủng tộc. Tuy đây là vấn đề tế nhị không nói ra nhưng các bạn sống 1 thời gian ở đây ai cũng sẽ hiểu. Thường thì mức độ ưu tiên sẽ là dân bản xứ trước. Tiếp theo sẽ đến những người có PR (Permanent Residency). Nếu chỉ có TR (Temporary Residency) thì cơ hội có việc làm tốt là rất thấp. Đó là lý do tại sao nhiều người biết là bị bốc lột nhưng vẫn phải làm những việc giản đơn như rữa chén, hái trái cây, làm việc ở các hãng xưởng nhỏ v.v vì không có chọn lựa nào khác.
Thường thì thu nhập trung bình của sinh viên mới ra trường là $45,000 AUD /1 năm (đã tính super 9%), 1 năm được nghĩ 4 tuần phép có hưởng lương. Ngày làm việc thường từ 9 AM đến 5 PM, tùy ngành nghề, 1/2 tiếng đến 1 tiếng ăn trưa. Làm ngoài giờ thì tùy thỏa thuận có thể được tính thêm hệ số. Tính đến thời điểm Nov 2010, Nước Úc hiện đang thiếu nhân lực những ngành đòi hỏi chuyên môn cao. Các bạn có thể tham khảo website của Bộ di trú Úc để biết thêm thông tin (http://www.immi.gov.au)
6. Giáo dục. Là ngành đóng góp vào ngân sách chiếm hàng thứ 3. Học phí thì tùy trường. Melbourne Uni là mắc nhất vì là trường đỉnh của bang Victoria, cùng với Monash Uni là 2 trường duy nhất có khả năng đào tạo bác sĩ y khoa. Tiếp theo là những trường trung bình khá như Deakin, La Trobe, RMIT, Swinburne. Tiếp nữa là những trường được xếp ở thứ hạng thấp hơn nữa là VU, Holmesglen, NMIT ...
Thời điểm hiện giờ ngành giáo dục ở Melbourne nói riêng và Australia nói chung gặp 1 số bước lùi do những lý do sau: Đồng tiền Úc hiện đang ở mức cao khiến mức học phí của các trường ở đây bị cho là thiếu cạnh tranh so với các nước có ngành công nghiệp giáo dục khác như Singapore, Mỹ. Luật nhập cư có thay đổi theo chiều hướng ngày càng thắt chặt khiến mất đi 1 lượng lớn sinh viên du học với mục đích nhập cư. Tình trạng phân biệt chủng tộc đối với du học sinh, đặc biệt là du học sinh Ấn Độ.
Trên đây là 1 vài ý kiến trao đổi bổ sung cho bài viết của Jay. Mong các bạn có 1 cái nhìn rõ hơn về nước Úc nói chung và Melbourne nói riêng.
Leonardo

kinh nghiệm du học ở Melb
Hiện tôi có con đang học Thạc sĩ kế toán chuyên nghiệp ở Melb nên cũng có 1 số kinh nghiệm để các bạn có thể tham khảo. Như bạn Jason Nguyen nói rất đúng, tôi chỉ bổ sung thêm cho các bạn nào muốn sang đó du học.Truớc khi đi các bạn nên vào trang :"Diễn đàn du học sinh Melb "tìm hiểu, ở đó có nhiều thông tin tham khảo rất bổ ích.
Các bạn có thể tìm nhà trước khi sang, khi đến đó nhà trường họ sẽ cho nhân viên ra sân bay đón bạn và đưa về địa chỉ bạn đến. Còn sách học thì tương đối đắt nên các bạn có thể mua lại sách cũ gía sẽ rẻ hơn từ 30-50%. Phô tô thì cũng vậy, giá 1 trang phô tô là 11 cen, mà tài liệu dùng để học thì phải phô tô rất nhiều vì ở Úc họ coi phô tô sách là gian lận nên các bạn nên mua 1 máy phô tô 3 trong 1 rất tiện lợi, giá khoảng 70A$ nhưng mực thì tương đối đắt, học xong có thể bán lại được.
Vân

Phải không?
Bạn này viết bài này lâu chưa nhỉ? Phở quán nào $5 to bằng cái chậu chỉ mình với. "Nhưng đối với tôi (nhà không quá nghèo, nhưng cũng không được gọi là công tử Sài Thành) thì chi phí cho một phòng đơn là $100/tuần bao gồm: điện, nước, gas, nhà đầy đủ mọi tiện nghi: máy lạnh, máy sưởi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy đồ, máy hút bụi…nói chung là khá được" cái này bạn thuê nhà ở đâu thế? 1 tháng mùa đông mình xài lò sưởi hết $60/người ( ngày xài 6 7 tiếng). Nhà bạn lại còn bao gas nước, hình như hơi quá thì phải. Còn những vấn đề còn lại mình đồng ý hết.
Hung Pham

Pho nao ma re vay co $5 sao
Vô tiệm phở bình dân bên này có $5 là bạn có một tô phở “xe lửa” rồi - bự cỡ cái chậu rửa mặt á, mà đầy tô luỗn. xin hoi cai tiem pho nay o dau ma re vay cho xin dia chi nhe' cam on. di du hoc o uc thi chi co 2 tieu bang Melboủne va Sydney la co cong viec lam nhieu nhut chuc cac ban thanh cong
Chucuoi

phở ở đâu 5 đồng?
hic, mình cũng lang thang ở Melbourne được hơn nửa năm nhưng mình chưa thấy và chưa nghe phở 5 đồng hết bạn ơi. Ở St. Albans rẻ nhất cũng không đưọc giá 5 đâu, huống chi là ở Footscray, Springvale hay North Richmond (mình thấy Sunshine cũng có bán phở đó). Tóm lại, bạn chỉ cho mình tiệm phở đó đi. Đa tạ.
Steve Nguyen

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Học gì ở Mỹ để dễ kiếm việc ở Việt Nam?

Tôi có con trai đang bắt đầu học lớp 12 tại Mỹ. Cháu đang băn khoăn giữa hai ngành là Kiến trúc (ngành cháu yêu thích) và ngành Kinh tế được nhiều người chọn.
Chào các bạn!

Tôi có con trai đang bắt đầu học lớp 12 tại Mỹ. Nhờ các bạn tư vấn giúp những vấn đề sau:
- Đa số người Việt Nam sang du học Mỹ chọ con đường: hai năm học cao đẳng và hai năm học đại học, vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể dần quen với môi trường. Tôi không biết chất lượng có khác gì nếu học 4 năm ở đại học không?
- Cháu đang băn khoăn giữa hai ngành là Kiến trúc (ngành cháu yêu thích) và ngành Kinh tế. Tôi không biết cách đào tạo kiến trúc ở Mỹ có phù hợp khi về Việt Nam làm việc không? Đối với ngành liên quan đến kinh tế hiện nay rất nhiều người chọn, trong đó có quản trị kinh doanh, tài chính-ngân hàng, kế toán, kiểm toán... Các bạn cho một lời khuyên chọn ngành nào là tốt và phù hợp hơn khi trở về Việt Nam.
Rất cám ơn.
Lê Diệp Tần
Gửi câu hỏi tư vấn tại đây.
Học gì ở mỹ dễ kiếm việc tại VN.
Gỡi anh bạn Tần. Tôi thì ở mỹ.. không hiểu nhiều về kinh tế vn...nhưng hiểu trường mỹ. Trong khi anh hiểu kinh tế vn.. nhưng không hiểu trường mỹ. .. Bên này.. chuyện trường học 2 năm.. với 4 năm.. tôi có thể dám khẳng định rằng hoàn toàn giống nhau cho 2 năm đầu đại học. Nhiều khi có những trường 2 năm còn khó hơn những đại học 4 năm cho 2 năm đầu tiên. Bởi vì những trường đó có hợp đồng đào tạo theo những trường đại học nổi tiếng ở mỹ. . cho nên họ đào tạo cũng nghiêm khắt lắm. Ngoài học phí rẻ hơn.. cháu cũng có nhiều thời gian để lựa chọn 1 ngành thích hơp cho mình.
Cưỡng ép mà ngành cháu không thích.. là không phải phương pháp dạy học ở mỹ. Ở mỹ họ phát huy những cái khiếu trời cho.. mà đã là tròi cho.. thì đâu có ai giống ai. Nếu anh có khả năng.. thì cho cháu học luôn 2 ngành. Thông thường 2 năm đầu.. cháu học những môn căn bản.. và tổng quát. Còn 2 năm sau lên trên kia mới học chuyên ngành. Ngành kiến trúc.. thì có vẻ nhẹ nhàn hơn đối với 1 du học sinh.. vì vấn đề ngôn ngữ. Còn ngành kia.. thì đọc bài nhiều hơn.. nên cần đòi hỏi có 1 nên tảng anh văn cứng. Thông thường.. người VN mình học 2 năm đầu mất khoảng 3 năm... vì học thêm tiếng anh.. và lấy chỉ vừa đủ lớp.. Đây là tôi chỉ nói đa số.. còn nếu con anh thuộc loại thiên tài.. giống như bạn LHP.. thì học 1 khoá 36 units là 12 lớp cũng được. 2 ngành này không phải là ngành chuyên môn của tôi nên không thể cho ý kiến. Hãy để cháu thử 2 năm đầu.. rồi tính sau cũng không muộn.
( t nguyễn )

Nganh kiến trúc và kinh tế ở mỹ
Chào bạn,
Tôi hiện đang sống ở Mỹ đã được 5 năm và vừa mới tốt nghiệp đại học ngành Kỹ sư vi tính. Học 2 năm ở community college trước sau đó mới transfer lên university hay học thẳng từ 4-yr university không có gì khác nhau cả, ngoại trừ học phí. Ngành kiến trúc sư ở Mỹ nếu có việc làm thì lương rất cao nhưng hiện nay ngành này rất khó kiếm việc ở Mỹ. Còn học business hay finance, accounting thì ra trường dễ kiếm việc hơn, chương trình học cũng rất nhẹ nhàng va thời gian học cũng ngắn hơn. Do vậy, đa số du học sinh hoặc dân nhập cư qua Mỹ đều chọn học ngành kinh tế ( theo nhu cách gọi của bạn). Bạn có thể hoàn tất chương trình học 4 năm trong vòng 3 năm vì như tôi đã đề cập ngành này chương trình rất nhẹ nhàng, không phải mất thời gian làm trong lab như kỹ sư hoặc kiến trúc sư.
Một chút khái quát về 2 ngành học mà bạn muốn biết. Hy vọng con bạn sẽ có sự lựa chọn đúng cho tương lai của cháu.

Thân mến
Daisy
( Daisy )

Goodluck
Ngành Kinh Tế (Economics) tuy có rất nhiều người chọn nhưng không ngon. Vì học cử nhân 4 năm tức bằng B.S. - B.A. (Bachelor of Science or Bachelor of Art) thì có rất ít kinh nghiệm vì đa phần học về căn bản và lý thuyết kinh tế. Nên khó kiếm được việc ở Mỹ vì có nhiều người học Master và PhD cho nghành kinh tế tức Thạc sĩ và Tiến sĩ. Còn về bên phía VN thì không biết cái này có ngon không nhưng theo tôi được biết thì chắc không vì bằng cử nhân kinh tế không có nhiều kinh nghiệm thực thi vì tôi đả có bằng B.A. Economics.
Về ngành Kiến Trúc thì ở Mỹ củng chỉ tạm được ở thời điềm này vì nền kinh tế và cơ sở hạ tầng đả quá văn minh và phát triển lâu đời. Tuy nhiên nếu có ý học xong về VN phát triền thì ngành Kiến trúc này là con gà đẻ trứng vàng. Vì VN hiện giờ đang trong giai đoạn phát triển mạnh và được cả thế giới đánh giá khả quan. Trong 10 năm qua chúng ta chứng kiến vô cùng nhiều toà cao ốc và building được xây lên khắp các thành phố lớn và hiền nhiên cần phải có nhiều kiến trúc sư. Trông tương lai VN càng hiện đại hóa thì ngành Kiến trức càng thịnh vượn thêm.
Ý kiến riêng: 1 ngành khác ở Mỷ củng nổi tiếng là Civil Engineer tức kỷ sư cầu cống củng sẻ ngon cơm ở VN. Civil Engineer chuyên thiết kế đường, cầu, cống, bến cảng, v.v. Ở VN hiện giờ thành phố HCM là lớn nhất, giàu nhất, phát triển nhất mà vẩn còn tình trạng mưa ngập, kẹt se miệt mài. Trong tương lai các cở sở hạ tầng này được phát triển khắp cả nước thì ngành Civil Engineer củng ngon không kém ai.
( Vô Danh )

NEN HOC NGANH MA MINH THICH!
Thich nganh gi, thi hoc nganh do. chu neu hoc nganh ma minh ko thich, lam sao ma hoc cho vo. Neu con chi gioi va thong minh, thi nen hoc BAC SI di, lam nhieu tien va de kiem viec nua. con ko thi hoc nganh gi lien quan den khoa hoc. Nhung noi chi noi, nen hoc nganh ma minh thich la tot nhat.
( bubu )

Học Y Khoa đi
Tôi ở Mỹ lâu lắm rôi.. Trải qua bao nhiêu chương trình học vấn để kiếm cuộc sống ổn định về kinh tế .. Nhưng "sôi hỏng bỏng không". Tôi đã học Kiến trúc tốt nghiệp cao nhưng không kiếm được công việc . Tôi cũng học ngành Software Eng tốt nghiệp MS rồi cũng không kiếm được việc gì .. Cuối cùng tôi phải hoc Medical Assistance license thì công việc tạm ổn lương không cao nhưng tiết kiệm thì không đến tệ

Làm việc chung với Y tá và bác sỹ .. Tôi mới thấy là ngành Medical mới thực la gold mine Lương bac sy tối thiểu la nửa triêu 1 nam . Y ta lương tối thiểu la 100K một năm . Lam vai nam thi có the lên tới 200K.

Hơn thế nữa tốt nghiệp Bác sy hay y tá la có công việc ngay khi chua tot nghiep. Vi người Mỹ càng ngày càng sơ bệnh vả lai có nhiều thứ bệnh nhà giàu ...

Học Y khoa , thâm chí không cần làm bác sỹ hay y tá chỉ cần học Medical technician cũng tốt lương tôi thiểu cũng 70K .. chương trình vừa nhẹ va học rất nhanh. kiếm tiền được liền
( Luu Quoc Cuong )

Học theo khả năng và sở thích
Cháu xin chào Bác Tần,

Bác nên cho em học ngành gì mà em yêu thích. Ngoài ra cần phải biết khả năng của em và khả năng tài chính của Bác. Điều cuối cùng đó là nên học ngành nào mà thị trường đang và sẽ cần đến ngành đó.

Sở thích, khả năng và thị trường là 3 nhân tố cần xem xét khi lựa chọn nghề nghiệp. Chỉ có thể thành công khi có cả 3.

Chúc con của Bác gặp thật nhiều may mắn trên con đường công danh.
Leo

Nên học ngành kiến trúc
Anh nên cho cháu học ngành kiến trúc theo cháu thích vì hiện ngành kinh tế rất nhiều người chọn mà học ngành này chưa chắc đã xin được việc làm tốt như ngành kiến trúc. Hiện ở VN ngành này đang rất phát triển. Còn việc học cao đẳng cộng đồng rồi học lên đại học không có gì khác nhiều. Anh có thể liên hệ với tôi theo địa chỉ: namphuong_consultants@yahoo.com tôi sẽ gửi cho anh thông tin các trường kiến trúc ở Mỹ.
Nam Phuong Education