Thứ Năm, 14 tháng 10, 2010

Bằng cấp Việt Nam vẫn dùng tốt ở Mỹ

Tôi không biết cái suy nghĩ “bằng cấp ở Việt Nam không có giá trị ở nước ngoài” ở đâu ra và tại sao người ta truyền bá nó? Nhưng trong cuộc sống diễn ra xung quanh tôi, tư tưởng đó không tồn tại và nghe khá buồn cười.
> Bằng cấp ở Việt Nam có được công nhận tại Mỹ?
Tôi xin đưa một số dẫn chứng thực tế để bạn đọc có một cái nhìn chính xác hơn về việc bằng cấp Việt Nam có được công nhận tại Mỹ hay không. Tôi xin viết dài dòng một chút để tránh những phản biện không cần thiết.
1. Tôi tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật tại Việt Nam và hiện giờ đang làm tiến sỹ ở Mỹ về kinh doanh. Tôi không phải học lại một môn nào ở cấp đại học. Mà bằng đại học của tôi cũng chẳng liên quan gì đến việc tôi đang học tiến sỹ về mặt chuyên môn cả. Trường tôi học không phải nổi tiếng cho lắm nhưng cũng là trường tốt nhất của một bang và nằm trong top 100 trường hàng đầu của Mỹ, cũng có ngành đứng vào top 10, top 20 của Mỹ, cũng có giáo sư từng đoạt giải Nobel và nhiều giáo sư nổi tiếng đầu ngành. Hàng năm trường tuyển trung bình hai người vào làm tiến sỹ ngành tôi học. Năm của tôi thì tuyển đến 3 người: tôi, một người Ấn sống ở Mỹ (có thẻ xanh) và một người Mỹ. Mục tiêu đào tạo tiến sỹ trong khoa của tôi học là để đào tạo giáo sư cho các trường đại học ở Mỹ nên ngoài việc học tập và nghiên cứu, chúng tôi đều phải tham gia giảng dạy (chính thức) trong trường như một giáo sư sau vài lần làm trợ giảng.
2. Một người bạn học cùng trường với tôi khi ở Việt Nam cũng như ở Mỹ (chung cả hai trường) nhưng ra trường trước tôi và hiện giờ làm giáo sư cho một trường lớn ở California.
3. Trường tôi học hiện giờ có khoảng hơn chục người Việt (trước đây học đại học ở Việt Nam) đang học tiến sỹ và cũng hơn chục người khác đang học cao học. Đó là chỉ kể những người tôi quen, có thể còn nhiều người tôi không biết vì trường tôi có hơn 40.000 sinh viên.
4. Tôi và các bạn của tôi ở đây đều có rất nhiều bạn bè có cùng hoàn cảnh (tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, có cả trường hợp tốt nghiệp ở đại học dân lập) hiện học tiến sỹ và cao học ở các trường đại học khắp nước Mỹ. Có nhiều trường xếp hạng cao hơn trường tôi học. Một số bạn tôi đã tốt nghiệp và đi làm ở Mỹ, một số nước khác, và Việt Nam. Nghề nghiệp thì từ kỹ sư, chuyên gia, quản lý, cho đến giáo sư.
5. Có ít nhất 5 người bạn học đại học của tôi không học thêm gì ở Mỹ mà sử dụng chính bằng của Việt Nam để làm kỹ sư ở Mỹ. Một người theo gia đình định cư ở California hiện làm kỹ sư cho chính phủ Mỹ, đương nhiên anh ta phải thi một số chứng chỉ hành nghề (những người tốt nghiệp ở Mỹ cũng phải thi y như vậy mới được hành nghề). Hai người định cư ở Canada theo chương trình trình di dân nhưng qua Mỹ để đi làm. Một người qua Mỹ do đi theo người vợ đi học, anh ta lúc đó có visa F2 tức là không được làm gì ở Mỹ kể cả đi học nhưng sau đó anh được một công ty khá lớn nhận vào làm kỹ sư nên đổi visa thành H1B (visa đi làm). Hiện giờ anh ta đã là trưởng dự án (project manager) và đang được công ty bảo trợ làm thẻ xanh (green card) cho cả gia đình. Một người khác qua Mỹ làm do công ty điều từ văn phòng ở TP HCM đến văn phòng ở California làm việc. Việc các công ty điều người từ Việt Nam sang các nước khác (kể cả Mỹ) làm việc không phải là hiếm.
Tôi không biết cái suy nghĩ “bằng cấp ở Việt Nam không có giá trị ở nước ngoài” ở đâu ra và tại sao người ta truyền bá nó? Nhưng trong cuộc sống diễn ra xung quanh tôi, tư tưởng đó không tồn tại và nghe khá buồn cười. Đương nhiên bất kỳ thay đổi nào đều có những rào cản. Bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn học cao học hay đi làm ở Việt Nam cũng có những rào cản, không phải dễ dàng, đúng không? Thay đổi càng lớn thì rào cản càng nhiều, bạn phải cố gắng nhiều hơn.
Tóm lại nếu các bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn học lên cao hay đi làm ở những nước khác (kể cả Mỹ) đều có thể được, chỉ có điều rào cản sẽ nhiều hơn là ở Việt Nam (ở quê hương của mình thì phải dễ hơn chứ). Rào cản nhiều hay ít còn phụ thuộc vào ngành nghề nữa. Ngành nghề nào càng có sự khác biệt giữa Việt Nam và Mỹ thì càng có nhiều rào cản. Bạn còn phải tính đến nước người ta phải bảo hộ lao động trong nước nữa. Nghề nào người Mỹ càng ít làm (do khó khăn, cực khổ, nguy hiểm, hay lương thấp …) thì cơ hội cho người nước ngoài càng cao. Về những thông tin cụ thể, các bạn có thể tìm hiểu theo những hướng sau (bạn nào biết kênh thông tin nào khác thì vui lòng bổ xung):
1. Nếu bạn muốn đi học thì nên tìm hiểu trực tiếp từ các trường bạn muốn học. Họ có thông tin rất chi tiết trên trang web (tôi chưa bao giờ thấy trường nào ghi là không chấp nhận bằng cấp của nước khác cả và tôi tin là họ không phân biệt như vậy. Lưu ý là các trường lớn của Mỹ đều có điều khoản bình đẳng trong giáo dục) và sẵn sàng trả lời email của bạn. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thì trường (khoa) nào từng có du học sinh Việt Nam thì cơ hội của bạn sẽ cao hơn vì họ đã biết sinh viên Việt Nam học thế nào rồi. Bạn có thể tìm hiểu điều này qua danh sách cựu học sinh (Alumni). Các nghiên cứu sinh tiến sỹ thường có thông tin trên website của khoa (tôi tin là họ sẵn sàng cung cấp thông tin cho bạn). Biết rõ về khoa của mình muốn học và các giáo sư trong đó làm những gì là một điều không thể thiếu. Bạn nên liên lạc với vài giáo sư trước khi nộp hồ sơ. Nếu có một giáo sư muốn bạn làm việc với ông (bà) ấy thì xem như bạn được nhập học 95%. Nếu bạn muốn học về quản trị kinh doanh thì tìm danh sách trường được AACSB công nhận vì đó là những trường đàng hoàng (bạn cứ google AACSB). Các ngành khác thì tôi không rõ, bạn nào biết xin vui lòng bổ sung.
2. Nếu bạn muốn đi làm thì tôi không có kinh nghiệm trực tiếp. Nhưng qua một số thông tin từ bạn bè thì bạn cứ trực tiếp liên hệ với các công ty nếu bạn đang ở Mỹ (bất cứ diện nào từ green card cho đến F2) và đến các hội chợ việc làm (job fair, job market). Nếu bạn đang ở Việt Nam thì khó hơn để liên hệ với các công ty ở Mỹ nhưng bạn có thể vào làm cho các công ty của Mỹ ở Việt Nam hoặc Đông Nam Á, từ đó cũng có cơ hội cho bạn qua Mỹ làm việc.
Bạn nên nhớ rằng trường nào cũng muốn có sinh viên giỏi, công ty nào cũng muốn có nhân viên và quản lý giỏi. Người Mỹ khá là thực dụng, họ quan tâm đến những gì bạn làm được chứ không phải bạn đến từ đâu. Bạn đừng nên để những lời "khuyên" tiêu cực làm chùn bước.
Chúc các bạn thành công.

Bằng cấp
Thật ra thì người Mỹ họ không chê bai hay phân biệt bằng cấp của VN đâu. Nhiều công ty môi giới của Mỹ vẫn qua VN, Ấn Độ, Trung Quốc...vv để tuyển người giỏi làm cho các công ty của Mỹ trong khi hàng triệu người Mỹ đang thất nghiệp. Khi qua Mỹ họ đều làm việc như những kỹ sư, giáo sư....công việc chuyên môn như những người Mỹ có bằng cấp của Mỹ. Tuy nhiên đây là những trường hợp được lựa chọn kỷ càng, phải vượt qua hàng ngàn thí sinh khác và khi đi làm thì chỉ làm theo dạng hợp đồng thôi.
Ở Mỹ cũng có rất nhiều người làm kỹ sư hay làm trong các ngành nghề béo bở khác nhưng chẳng có bằng cấp gì là do họ may mắn được người thân quen giúp đỡ hay có nhiều cái hên khác đưa đẩy...nói chung là hay không bằng hên.
Còn chúng ta là một người bình thường có bằng cấp được định cư ở Mỹ. Việc bạn mang bằng cấp ở VN đi xin việc là quyền của bạn, chẳng ai cấm bạn đâu. Tuy nhiên bạn phải nên nhớ rằng là một công việc thì có tới hàng chục người nộp đơn xin làm. Những thí sinh tốt nghiệp ở những trường càng danh tiếng của Mỹ thì càng có cơ hội được phỏng vấn, càng có nhiều kinh nghiệm ở các công ty tầm cở ở Mỹ thì càng được lưu ý....còn cái tên trường xa lạ nào đó mà bạn tốt nghiệp ở VN thì tôi nghĩ e rằng bạn chẳng được gọi đâu. Sau một thời gian dài không xin được việc và khi bạn nhận thấy đó là một rào cản lớn thì tôi tin rằng bạn sẽ tự thấy cái bằng cấp ở VN sẽ không có giá trị gì như mọi người thường nói là đúng. Do vậy mà có nhiều người ở VN đã có bằng kỹ sư khi qua Mỹ thì họ bỏ ra vài năm học lại để cho có cái bằng "giống" người ta để dễ dàng xin việc là vậy.
Hiện bây giờ có hàng triệu người Mỹ có bằng cấp và kinh nghiệm đầy minh đang bị thất nghiệp....liệu bạn có thể vượt qua họ với tấm bằng của bạn ở VN?
Tác giả nói là "Đương nhiên bất kỳ thay đổi nào đều có những rào cản. Bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn học cao học hay đi làm ở Việt Nam cũng có những rào cản, không phải dễ dàng, đúng không? Thay đổi càng lớn thì rào cản càng nhiều, bạn phải cố gắng nhiều hơn." Vậy thì làm sao để vượt qua những rào cản đó? Bạn có câu trả lời cụ thể không? Theo tôi thì việc đi học lại để có bằng cấp của Mỹ là một cố gắng để vượt qua rào cản như bạn nêu ở trên.

Nguyễn.
( Nguyen )

Thông tin thiếu chính xác
Gủi bạn,
Ở VN tôi là một luật sư. Bạn nghĩ, tôi có thể làm luật sư ở Mỹ được không? Bạn chỉ nói đúng một khía cạnh nào đó thôi. Bạn là người kém hiểu biết nên tôi không muốn tranh luận với bạn. Tôi đã sang Mỹ 12 năm nay và hiện tại tôi đang làm thuê cho một tiệm Nail. Đã từng là một luật sư nay phải đi rửa chân cho người ta kiếm tiền nuôi sống bản thân thì bạn nghĩ tinh thần tôi suy sụp đến mức nào. Mỹ đúng là Thiên đường của tôi.
Người Con lầm lỡ.
( người con lâm lỡ )

Quá phô trương bản thân nhưng tảng lờ trình tự ....
Trước hết tôi có lời khen là bạn rất có ý chí & có sức cố gắng để thành công cũng như có lời khuyến khích những người khác hành động tương tự trong tương lai, Chuyện "không công nhận bằng cấp" chỉ là áp dụng ở thị trường việc làm thôi, còn nếu bạn xin học lại hay học tiếp, các trường ĐH ở Mỹ luôn luôn chào đón (vì 1 lý do đơn giản thôi, kinh tế, bạn phải trả tiền học mắc gấp mấy lần người cư trú thườnt trực ở Mỹ - có thẻ xanh & hoặc công dân của Mỹ).
Chuyện đầu tiên, dĩ nhiên là tiền đâu, bạn phải có đủ tiền bạc để theo học ngành của bạn (1 năm lên tới vài chục ngàn đô Mỹ chứ chẳng phải bèo bọt gì). Chuyện thứ hai, trước khi học bạn phải qua 1 cuộc thi khảo xét trình độ tiếng Anh của bạn, bạn qua nổi cái test thì mới cho vào học, còn không qua nổi thì làm ơn bỏ ra thời gian đi lấy cái bằng ESL (English Second Language) trước đi rồi mới nói chuyện tiếp. Trường ĐH nào nhận bạn vào chẳng có mất mát gì, năm đầu tiên nếu bạn mà học không đủ điểm hoặc là không đủ khả năng theo dõi các giảng viên là trường tống cổ bạn ra ngay lập tức (chuyện này áp dụng cho mọi học viên chứ không riêng gì người nưóc ngoài hay không).
Ý tốt của bạn là khuyến khích các bạn VN khác đừng vì khó khăn mà bỏ cuộc nhưng bạn chỉ đề cập tới quá trình thành công của bạn mà không đi vào chi tiết của quá trình "đi học lại" nó khổ cực ra sao. Đây không phải là cố ý làm khó, mà là chuẩn bị tâm lý cho các bạn trước khi sang học, kẻo khi biết thì đã cắn trái ớt rồi. Đừng có dùng cái từ dân VN là giỏi, còn khối người các nước khác vẫn giỏi hơn nhiều. Cái chủ yếu là phải cố gắng không ngừng & đầu óc phải "open", trường ở Mỹ khuyến khích học sinh tự phát triển & phải giao thiệp rất tốt với mọi người xung quanh về mọi vấn đề học hỏi chứ không phải tới trường để "gạo" hay "học thuộc lòng rồi đi thi ra trường. Do đó tiếng Anh phải học thật giỏi, nếu yếu thì chẳng bao giờ ra trường nổi đâu.
( Thắng Nguyễn )

Phản Hồi
Bạn mang bằng Việt Nam và thậm chí là giáo sư dạy tiếng Anh tại Việt Nam qua Mỹ mà xin đi làm và đi phỏng vấn bằng tiếng Anh thì bạn nghe hiểu hết không? Còn bài viết của tác giả hình như là đang ảo tưởng. Viết đọc cho có bài thôi. Sau này nhớ đi thực tế mà viết nhe!
( Long Phạm )

bang o vn thiet la ko co tac dung gi o my
theo tôi được biết cô của tôi có bằng nurse o VN qua dây xin viêc thì không bệnh viện nào nhận hết. cô ấy đã làm nurse ở VN hơn mười năm. Bây giờ cô ấy phải đi học lấy cái certificate để được bán thuốc thôi chứ cũng không được làm giống như những nurse khác. so tôi cũng nghĩ là bằng VN không có giúp được gì khi xin việc ở mỹ.
( Hoang Nguyen )

PHẢI VẬY KHÔNG?
Tôi hiện đang sống tại tiểu bang Georgia và có bằng HĐ Luật, (Hà Nội) tại VN. Khi sang Mỹ tôi cũng nghĩ sẽ kiếm được việc gì liên quan đến cái bằng mình học ở VN (VD như: Luật sư, trợ lý văng phòng luật sư....) Nhưng thực tế không phải dễ dàng như những gì "người ta" nói. Đầu tiên phai gửi bằng đến trung tâm thẩm định bằng quốc tế (giai đoạn này cũng phức tạp về điền đơn va mệt mỏi về chờ đợi) sau khi co kết quả thì đem toàn bộ đến trường ĐH mà mình muốn học, ho căn cứ vào đó để nói cho mình biết còn bao nhiêu môn mình phai học và mất thời gian bao lâu( khoảng 4 năm). Nhưng trước hết phải qua kiểm tra trình độ Anh ngữ (rất khó)... nghe đến đó thôi là mình đã "bỏ của chạy lấy người" rồi, mới sang chưa có nhà, chưa có xe... tiền đâu mà đóng học phí, thời gian đâu mà đi học?? cái khó bó cái khôn, nên giờ mình cam chịu kiếp dũa nails, nhìn cái bằng ĐH mà lòng quặn đau. Không biết tác giả bài viết trên ở trường nào, tiểu bang nào? co thể cứu giúp tôi chăng?
( BẰNG ĐẠI HỌC Ở MỸ )

Không đơn giản như vậy
Làm sao để trường họ tin và biết là mình giỏi? không lẻ đưa ca'i bằng câ'p ra trường o VN là họ biết và chấp nhận sao. Cái quan trọng là mình phải chứng minh được điều đó.
( Đư'c Nguyễn )

bài này quá ưa lạc đề!
Tôi đọc hết bài mà vẫn chưa thấy tác giả chỉ ra là giá trị tấm bằng ở đâu? ở chỗ bạn đc đăng kí học tiến sĩ, nghiên cứu sinh hay là giá trị khẳng định học thức của bạn trong xã hội Mỹ? Mình mới thấy tác giả chỉ ra duy nhất 1 điều là nó cho phép đăng kí học cao hơn thôi. Điều này thì đến cấp 3 tốt nghiệp trung học còn đc phép chứ chẳng nói đại học.
Còn để mình nói nhé, bạn sẽ chẳng đc công nhận giá trị của tấm bằng ấy trong xã hội Mỹ đâu. Vì sao giáo dục Mỹ lại có quy chuẩn và là tương đương quy chuẩn thế giới? Bạn học đại học nào ra mà có bằng ở VN ngang với bằng ĐH Mỹ? Bạn thử cầm hồ sơ + tấm bằng ấy di xin việc như những người tốt nghiệp ĐH ở Mỹ xem nó đc coi trọng hay không. Sự thật là họ sẽ coi bạn hkác người, coi bạn là người làm thuê giá rẻ hoặc có khi là nhập cư lậu. Cái mà bạn nói là giá trị của tấm bằng ở đây là khả năng kết nối của nó để bạn hợp thức hóa vào nền giáo dục có tiêu chuẩn của Hoa kì. Tức là bạn sẽ phải thi vào 1 đầu vào mới, học 1 chương trình mới. Và cái bằng của bạn vô giá trị từ đây. Kết thúc nhiệm vụ của nó!
Nếu bạn định hỏi là nếu không có bằng thì sao? thì đó, giá trị như 1 thứ kết nói chứ không có giá trị về trid tuệ và quy chuẩn về học thức - điều mà tấm bằng sẽ phát huy tác dụng ở VN. ngoài ra, tấm bằng cũng chẳng giúp gì cho bạn vào đc 2-3 người được tuyển để học. Vì rõ ràng đó là nhờ trí tuệ và nỗ lực mỗi người. Kết luận 1 câu, Tác giả nhìn sai về tấm bằng ĐH Việt ở Mỹ hoặc là thể hiện ý nghĩ 1 cách hơi lạc đề.
( lda )

Bằng cấp Việt Nam vẫn dùng tốt ở Mỹ
Em tốt nghiệp bác sỹ ở Việt nam, không biết có qua Mỹ học thạc sỹ hay là làm được không tác giả àh?
( tan mai )

goi tac gia
"Mục tiêu đào tạo tiến sỹ trong khoa của tôi học là để đào tạo giáo sư cho các trường đại học ở Mỹ nên ngoài việc học tập và nghiên cứu, chúng tôi đều phải tham gia giảng dạy (chính thức) trong trường như một giáo sư sau vài lần làm trợ giảng" Ak ak ak, em học thạc sỹ thôi mà em đã làm trợ giảng rồi, chứ đâu cần làm tiến sỹ mới đi trợ giảng đâu (chắc ai học ở Mỹ cũng biết TA và SA nhỉ), em chưa nghe nói trường nào chuyên đào tạo tiến sỹ để ra làm giáo sư cho các trường khác cả :D Bill Gate, Mark Zackerburg cũng có tốt nghiệp đại học đâu mà ai cũng công nhận mà. vấn đề chỉ là mình có giỏi trong lĩnh vực của mình hay không. Theo tôi biết, thì hằng năm các công ty lớn của Mỹ đều tuyển người trên khắp thế giới. Ai cũng có thể apply, nhưng nó sẽ xem xét năng lực qua các vòng thi tuyển. Nếu đáp ứng yếu cầu của nó thì nó sẽ tuyển thôi.
( Ly Long )

Thêm ý kiến
Chào anh, tôi không có ý chê trình độ của Việt Nam mình, nhưng bản thân tôi là một minh chứng cụ thể. Tôi tốt nghiệp Đại Học Kiến Trúc TP, HCM và khi qua Mỹ năm 2004 tôi đã thử cầm tấm bằng này đi đăng kí học và xin miễn giảm một số môn. Nhưng các trường Đại học tôi tới đều không công nhận. Họ trả lời do 2 bên không có sự liên kết đạo tào. Tôi không có ý tiêu cực, chỉ mong đóng góp thêm cho rộng vấn đề anh đang đề cập.
( Thông Phạm )

Thông tin sai sự thật
Xin hỏi bạn học thế nào, trường nào vậy? Cho xin cái tên trường để tôi vào check cái qualification criterias với. Bằng cấp tại Mỹ khi xin việc phải được cấp từ trường ABET accredited, chứ không phải có bằng là làm được đâu.
( Hoàng )

Re: bằng Vietnam tai Mỹ
Cái khó là làm sao vào được nước Mỹ. Cầm tấm bằng đại học ở Việt Nam mà xin vào Mỹ để làm việc thì thường là chính phủ Mỹ không cho, tuy nhiên xin qua Mỹ để học thêm thì Mỹ sẽ cho vì nước Mỹ chủ trương là khi học cao lên, nếu xuất sắc thì sẽ được các hãng Mỹ nhận và nước Mỹ có thêm nhân tài, còn nếu không thì vẫn là đào tạo nhân tài thân Mỹ cho nước ngoài, những người này khi về nước sẽ mang kỹ thuật, văn hóa của Mỹ về phổ biến trong nước, đặt mua kỹ thuật của Mỹ sau này, v.v... Do đó, rất nhiều sinh viên ngoại quốc, nhất là Trung Quốc, sau khi có bằng cử nhân, đã ráng tìm cách du học Mỹ, và trong thời gian đi học cao học/tiến sĩ, đã ráng xin việc tại các hãng xưởng Mỹ, khi đã được nhận rồi thì sẽ có lý do ở Mỹ.
Được hãng Mỹ nhận, chưa chắc là nhân tài nhưng vì thường diện visa H1B này lãnh lương ít hơn và hăng say làm việc để hãng thích mà bảo lãnh ở lại luôn cho nên hãng Mỹ thích mướn người ngoại quốc diện H1B. Nói chung, các hãng xưởng tư nhân của Mỹ không quan tâm nhiều đến bằng cấp của Mỹ hay ngoại quốc, miễn là làm việc được. Về ngành y khoa, bằng cấp Y khoa ngoại quốc thì Mỹ không công nhận, nhưng cho phép dựa vào đó để tu nghiệp học thêm, vì Mỹ cho rằng các bác sĩ này sẽ không làm việc ở Mỹ được, nhưng sẽ về nước áp dụng những kỹ thuật học được của Mỹ, dùng thuốc của Mỹ để chửa trị bệnh nhân. (Lẽ dĩ nhiên nếu đi học mà chứng tỏ trình độ xuất sắc quá thì cũng dễ được bệnh viện/đại học Mỹ nhận làm bác sĩ/giáo sư thường trực luôn).
Nói tóm lại, bằng cấp của Việt Nam dùng để qua Mỹ xin việc thì khó, nhưng nếu dùng như là một cây cầu để học thêm, từ đó dẫn tới việc xin được việc làm, ở lại Mỹ luôn, thì là việc hầu hết các người ngoại quốc đã làm để vào nước Mỹ (nếu không phải qua diện di dân, đám cưới, đầu tư). Còn nếu đã vào Mỹ và có giấy phép làm việc thì cứ việc đi xin việc tại các hãng tư, với cả ngàn hãng, hãng này không nhận thì có hãng khác, miễn là chứng tỏ khả năng làm việc được. Phần lớn chẳng có hãng nào bắt bạn phải đưa bằng đại học ra cho họ xem, nhưng họ sẽ mời đi ra khỏi hảng nếu qua một thời gian ngắn cho thấy không làm được việc.
( bac )

bạn cho xin cái tên trường mà bạn đang học
Xin tác giả cho mình xin cái tên trường mà bạn đang học để mình xin vô học lấy bằng tiến sĩ nhé.nói như bạn thì cần chi qua Mỹ để học.ở VN học cho sướng.xong cầm bằng qua đây đi làm ( thi cái gọi là lisence rồi đi làm ), cần chi phải dày công ngồi học.bạn học ở California,trường nào xếp top 10-20-30,bạn cho mình xin cái tên để đính chính.nói không như bạn thì cũng bằng thừa.
bằng cấp VN hầu hết qua Mỹ đều không được chấp nhận cho dù bạn có tốt nghiệp loại giỏi và có tốt nghiệp ở trường nào đi chăng nữa.Hay bạn đang nói về quá khứ của Mỹ cách đây vài chục năm.hiện giờ thì tôi là người quá rõ về việc này bạn à. Gia đình tôi cũng có người đã từng làm việc như thế nhưng cách đây khoảng 20 năm rồi.
Còn về bằng cấp,ngay cả bằng 1 trường DH nổi tiếng ở Úc qua đến Mỹ còn không được chấp nhận.nói chi cái bằng nhỏ xíu có thể chạy được ở VN.Tôi đang đi học và đã từng hỏi rất nhiều người.không ai nói như bạn.có thể bạn học cái trường gọi là gì gì đó để lấy bằng.còn bằng đó ra chẳng được gì.ví dụ như bằng tiến sĩ bảo vệ parking.tôi biết có trường dạy ngành đó bạn ạ. Tác giả nên xem xét lại thời gian nhé.Rồi hãy viết bại nhận xét.mong các bạn muốn du học xem xét kĩ.
( Anh )

Một chút hiểu lầm về ngôn ngữ thôi mà
Chào mọi người,
Để tài này được bàn tán sôi nổi quá. Có lẽ mọi người đang dùng từ "công nhận", "chấp nhận" với ít nhất hai nghĩa hơi khác nhau. Anh cầm bằng ĐH VN vào học tiến sĩ Mỹ thì bảo được "công nhận". Anh khác cũng cầm bằng ĐH VN vào công ty Mỹ (ở Mỹ) xin việc làm, bị từ chối thì bảo họ không "công nhận". Người ta không nhận anh vào học hay làm việc có nhiều lý do lắm, không nhất thiết là vì họ không "công nhận' tấm bằng đại học VN của anh đâu.
Một điều mà nhiều bạn vẫn đang hiểu lầm là về thứ tự cấp bậc học: không nhất thiết là phải có thạc sĩ (Master of Science) mới được vào học tiến sĩ (Doctor of Philosophy, PhD) đâu, điều này đúng cả ở Mỹ và VN đấy.
( Hai )

Bài viết không trung thực
Bài viết không trung thực, nếu để ý chỉ nói chung chung không nêu rõ trường nào, bang nào,.... Sở dĩ bằng cấp VN không được chấp nhận là gì có nạn không học cũng có thể lấy bằng tràn lan, từ bằng lái đến bằng đại học, (đều này báo chí đều kể ra đến nỗi nhớ không hết). Nó làm ảnh hưởng chung đến những người miệt mài học hành và có kỹ năng thực sự. Đa số bằng vn và nhiều nước khác (tùy theo đánh giá của nước bạn đang ở) muốn được công nhận thì bạn phải qualify lại, tức là bạn phải làm gì đó như học, kiểm tra, thực hành,... rồi họ mới công nhận. Khi xin việc làm, họ không nói bằng VN (hay 1 nước nào khác) không có giá trị mà chỉ đơn giản “ồ hồ sơ của bạn rất tốt, nhưng tiếc rằng chúng tôi cần người nhiều kinh nghiệm hơn, hy vọng bạn may mắn lần sau”. Tuy nhiên có 1 tin vui mà những ai muốn đi du học hay đi làm là: những nước Anh, Mỹ, Úc,... cũng rất thích nhận người nước ngoài, đặc biệt là châu Á, không phải vì họ thương người mà là vì họ muốn có thêm nhiều ý tưởng mới khác nhau từ nhiều nơi trên thế giới hầu giúp cho tổ chức của họ phát triển mạnh hơn. Thanh Truong
( Thanh Truong )

hoc dai hoc o My
Tram nghe không bằng một thây. Ban cứ tới Mỹ thì biết nỗi dau co bang DH Y khoa Saigon ma thi hoai khong xin duoc giay phep hanh nghe vi du thu ly do troi oi dat hoi.
( Phuong Nguyen )

Bài viết quá cảm tính
Bài viết quá cảm tính, đưa thí dụ thiếu điển hình, không hề có tính chất hướng dẫn cho người đọc. Chỉ dựa vào những gì mình biết mà khái quát hóa vấn đề. Trong khi đó, câu hỏi là liệu bằng cấp của VN có xài được ở Mỹ không thì thấy toàn nói vớ va vớ vẩn. Theo như bài viết, tác giả nói xài tất tần tật, xài tốt, chẳng sao hết. Khi xin vào DH Mỹ, thường là có phần đánh giá bằng cấp tương đương. Nếu nơi đánh giá thấy thiếu môn nào/lĩnh vực nào thì họ yêu cầu học thêm môn đó trước khi được coi là tương đương với bằng Mỹ để tiếp tục học lên. Chẳng thấy đề cập ở đây. Còn việc tiếp xúc với GS thì là quá trình sau đó. Khi trường nhận đã. Có thể bạn này vào những trường "làng", hệ thống đánh giá bằng nội bộ, do vậy không hề có cảm nhận chính xác. Chưa nói đến những ngành đòi bằng TOELF, GMAT, ...và nhiều cái thêm nữa. Thiết nghĩ, đó mới là cái thông tin sát thực để sinh viên VN cần chuẩn bị hơn là...cách đưa ví dụ của tác giả như trên.
( Trần Minh Trí )

Bằng cấp Việt Nam vẫn dùng tốt ở Mỹ
Tôi tốt nghiệp ĐH Bách Khoa TPHCM khoa Điện vào những năm 80, hiện sống và làm việc ở Mỹ. Hai người bạn lớp cũng định cư và làm việc tại Mỹ. Ba người chúng tôi đều phải học lại, gần như từ đầu. Nếu bằng cấp VN thực sự có giá trị thực tế ở Mỹ, có lẽ chúng tôi đã không phải đi học lại, vì đó là một quá trình khá dài và vất vả. Tuy vậy, tôi cũng biết một người bạn cùng khoá xin được việc làm kỹ sư ở Mỹ chỉ với bằng cấp Việt nam, nhưng bạn ấy đã có kinh nghiệm làm việc với nhiều công ty Âu châu khi còn ở VN, đã từng được gởi qua châu Âu tập huấn hoặc làm việc, nhất là tiếng Anh của bạn ấy khá. Tuy nhiên, công việc đầu tiên chỉ là với các hãng nhỏ trong giai đoạn cần người. Tóm lại, không hẳn là bằng cấp VN không được công nhận, nhưng không có nhiều giá trị thực tế, nhất là khi đi kiếm việc làm.
( Tran Dan )

không đúng thực tế
Mình hoàn toàn đồng ý với bạn faceles và Nguyen Thanh..vì bạn One chỉ qua Mỹ để học lên tiến sĩ chứ không phải đi làm. nếu bạn dùng bằng cấp VN đi làm, cho dù bạn có 10 năm kinh nghiệm bên VN cũng chưa chắc là kiếm được việc làm bởi vì thứ nhất giáo dục bên Mỹ hay Úc chuyên về thực tế hơn bên VN, thứ 2 về tiêu chuẩn (standard) công việc thì bên Mỹ hòan toàn cao hơn VN, bởi vậy nếu bạn là kỹ sư bên VN thì đừng mong kiếm được việc làm tương tư như thế bên những nước Phương Tây. Thêm nữa giáo dục bên Mỹ hay Úc, nếu bạn đã có bằng đại học bên VN dù bất kỳ ngành nào thì qua bên đây bạn vẫn có thể học lên cao học hay tiến sĩ ngành khác nhưng nếu bạn không có căn bản của ngành đó thì sau này ra trường bạn đi xin việc làm không được coi trọng bằng những người có bằng Cử Nhân. Các bạn bên VN thì thường hay nói đến Thạc Sĩ hay Tiến Sĩ nhưng bên Mỹ hay Úc họ coi trọng kinh nghiệm thực tế hơn là bằng cấp Giấy. Chỉ cần bạn có bằng cử nhân cộng thêm kinh nghiệm vài năm là đã đủ có được việc làm ok...
( Jenny )
Bằng cấp vn vẫn dùng tốt ở mỹ
Tôi hoàn toàn đồng ý với người bạn Nguyễn Thanh. Tác giả của bài viết này có lẽ là 1 du học sinh được học bổng nhân đạo về ngành giáo dục tại mỹ. Vì tác giả đang ngồi trong ghế nhà trường.. chưa bao giờ va chạm với cuộc sống tại nước ngoài nên sự hiểu biết còn nông cạn.
Trong những bài bình luận vừa qua.. về chuyện bằng nước này nước nọ... không ai phủ nhận rằng bằng cấp vn có được công nhận cho việc đi học hay không cả... Cái đó cũng tuỳ theo ngành nghề.. ví dụ .. đại học luật ở VN.. có được chấp nhận đi làm ở Mỹ không.. khi anh chàng luật sư này không biết 1 cái luật nào ở Mỹ cả. Cũng như 1 người có bằng đại học cử nhân Anh văn.. xin lổi.. qua mỹ.. chỉ đủ đi chợ.. chứ nói chi so sánh với 1 đứa bé sanh đẻ ở đây... Vậy cái bằng đại học anh văn có thực dụng trong cuộc sống hay không? Nói như vậy thì cái bằng cử nhân anh văn của bạn.. xin được công việc gì ở Mỹ? Còn chuyện đi học.. ngay cả ở mỹ bạn học 1 số lớp tại 1 trường đại học này.. đem qua trường đại học khác.. nhiều trường còn không nhận .. huống chi là ở nước khác. Ví dụ bạn muốn xin vào những môn học về y tế...như radiology, nursing, lab technician. hay lab technologist.. họ có chấp nhận những môn học như sinh học, hoá học ở VN hay không? Họ có thể chấp nhận những lớp toán.. lý v.v..
Còn chuyện bằng đại học vn.. qua bạn có thể xin học cao hơn.. thì cũng tuỳ trường... và cũng tuỳ theo ngành nghề nữa. Nếu bạn nói là du học.. để học thạc sĩ, tiến sĩ.. vv.. thì bạn có tiền.. đóng tiền trường.. vài chục ngàn .. không trường này nhận... thì có trường khác nhận thôi. Còn chuyện học cao hơn.. cho những người đã định cư tại mỹ.. thì khác... thứ nhất.. nếu bạn khai đã có bằng đại học.. thì bạn sẽ không xin được tiền trợ cấp chính phủ. bạn chỉ có thể mượn được tiền mà thôi. Cũng như người bạn Nguyễn Thanh đã nêu qua..
Khi tôi vào đại học.. chỉ cần khai có bằng trung học vn.. ( cũng không cần có bằng trung học ) tôi cũng được nhận vào đại học.. như vậy thì bằng trung học vn cũng được nhận vậy... nói chi bằng đại học. Còn chuyện những người bạn của bạn.. qua mỹ định cư.. được công ty này nhận.. công ty nọ nhận.. Cái chuyện này đâu cũng có cả... Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng.. khi họ được nhận đi làm.. cái địa vị thực tế của nó không giống như cái bằng. Ví dụ, người này có bằng kỹ sư ở VN.. nhưng khi xin việc làm.. có thể bắt đầu từ technician... phụ tá v.v. Dĩ nhiên có khi nào họ nói rằng họ làm phụ tá đâu.. Ở công ty tôi làm việc, tôi cũng thấy nhiều kỹ sư, tiến sĩ từ Ấn độ, China.. qua làm việc theo diện H-1.. nhưng lương bổng thì chỉ bằng 1 thằng technician.. nhiều khi còn thua .. Nói như vậy thì bằng Ấn độ, bằng tàu.. không được nhận hay sao? Cái vấn đề bàn lụận ở đây là cái đa số.. chứ đừng đem cái thiểu số 1/1000 để so sánh. Khi đi làm.. hãng xưởng còn kén chọn ra trường nào của mỹ.. chứ nói chi bằng cấp ở nước khác. Nhưng nếu có người quen đưa vào .. thì chỉ cần bằng lái xe.. cũng đủ rồi. Vậy hỏi bạn.. nếu tôi có bằng lái xe ở mỹ.. về vn có được công nhận không?
( t nguyễn )

Vấn đề nằm ở đâu?
Cho tôi hỏi một điều là người Việt Nam mình rất thông minh nhưng sao Việt Nam vẫn còn nghèo? Đây mới là vấn đề. Chứ không phải là nhụt chí hay là có chí. Cho dù bạn giỏi bao nhiêu mà không có việc làm dúng ngành nghề của mình và lương bỗng thì cũng bị coi thường. Thật sự là nếu bạn có bằng cấp đại học ở Việt Nam rồi transfer credit qua các trường University của Mỹ để học thạc sỹ và tiến sỹ. Tôi e là rất khó thứ nhất họ sẽ test bạn về tiếng Anh và sẽ xếp lớp cho bạn thứ hai bạn muốn học lên cao là phải học history, speech, geography, psychology, English I, II and III, reading, maths and economy đây là những subjects canh bản bạn phải học ở Comunity College vả lại các môn học canh bản đó bằng tiếng Anh làm gì có ai chưa từng học trường quốc tế mã đã học qua hết được. Sau đó mới học lên University và sẽ học dúng môn thuộc nhành nghề của mình là 4 năm hoặc cao hơn. Theo tôi được biết các môn học ở đại học ở Việt Nam toàn là tiếng Việt chỉ có học môn English là tiếng Anh thôi. Cho nên khi qua Mỹ cùng bằng cấp đại học để đi kiếm việc làm thì rất khó hầu như là không được nhưng vài phần trăm có thể học trực tiếp lên cao nếu tiếng Anh như người bản xứ.
( Hoàng Nguyễn )

Cám ơn bạn
Cám ơn bạn đã cho tôi thông tin này. Tôi thấy chuyện bằng cấp ở nơi đâu không quá quan trọng vì do nỗ lực của bản thân mình. Bạn thật sự tốt ban sẽ được thừa nhận. Nội dung của bài viết của bạn có vẻ không phù hợp với tiêu đề vì chỉ nêu được kết quả chứ không nêu được cái cần so sánh là có bằng cấp ở Việt Nam có xin được ở Mỹ hay không?
( Khôi )

Bằng cấp tại VN có được chấp nhận tại Mỹ ???
Góp ý.
Nếu bạn là du học sinh, bạn chỉ cần có 1 trường nào đó bên Mỹ chấp nhận bạn và bạn phải trả tiền học phí tự túc, thì bạn muốn học cái gì cũng được...(Dĩ nhiên trước khi bạn được đi du học, bạn phải hội đủ tiêu chuẩn và điều kiện thì bạn mới được xuất ngoại), Khi sang đến nơi học, người ta sẽ trắc nghiệm lại bạn, khi thấy bạn yếu về môn nào, tư vấn của trường sẽ giúp bạn học thêm về môn đó.
Học bên Mỹ rất dễ, bạn chỉ cần chăm chỉ, bạn sẽ pass hay được hướng dẫn để pass trong những bài test của học trình . Như vậy bạn muốn lấy bằng gì mà chẳng được (Ngoại trừ Medical Doctor). Sau khi đoạt được cái bằng bạn muốn, nếu bạn có số điểm cao và nếu may mắn bạn có thể được một công ty nào đó thuê mướn bạn (giai đoạn)...Sau giai đoạn hợp đồng nếu họ ko thuê bạn nữa , bạn phải trở về nước ...Du học sinh không được hưởng bất cứ quyền lợi nào , bạn chỉ là người trả tiền để đi học...Bài viết ở trên ko đúng, bên Mỹ muốn được bằng PHD gian nan lắm ko như tiến sĩ giấy bên VN.
Trường hợp bạn đi di dân, doàn tụ để sẽ sinh sống bên mỹ trong tương lai thì khác. Bằng cấp ĐH của bạn ko có giá trị, có thể bạn được chấp thuận mốt số credits nào đó về chuyên môn như Toán , vật lý, bạn có thể rút ngắn được học trình ...Có nhiều Bac Sĩ bên VN sang Mỹ xin vào học cũng khó vì phải học lại và tuyển lựa rất khó khăn, hơn nữa nếu chưa phải là công dân mỹ làm sao có tiền để học , làm sao mà vay được tiền chính phủ, nên hầu như đều bỏ cuộc và đi học môn khác...
( Hoang Khanh Phi )

Thêm 1 ví dụ
Tôi dùng bằng Việt Nam để xin việc và làm viec tạ Mỹ và Úc
( Huyen Tran )

Gửi Nguyen Thanh và PhucNguyen
Các anh/chị không đọc hết mà phán bừa rồi.Vui lòng đọc lại phần 5. của tác giả nhé, rõ ràng anh ấy có nói đến trường hợp cầm bằng ĐH của VN qua đi làm luôn và được công nhận như là kỹ sư bình thường. @One:rất cảm ơn anh. Những câu đại loại như: "...của VN không được công nhận ở Mỹ" nó xuất phát từ một bộ phận có bằng cấp nhưng không có trình độ ở Mỹ thôi anh àh.
( Tech )

RE
Tôi cùng ý kiến với bạn Nguyen Thanh và đọc cái tiêu đề BẰNG CẤP VIỆT NAM VẪN DÙNG TỐT Ở MỸ các bạn sẽ nghĩ rằng giáo dục ở Việt Nam ngang bằng với giáo dục ở Mỹ , nếu được như vậy thì quá hay rồi ....................
( Nguyen An )

Bằng cấp ở Vn tại Mỹ
Ở Mỹ hay ở các nước khác chẳng có quyền gì mà công nhận hay không công nhận bằng đại học của VN cả. Vấn đề ở đây là nếu bạn tốt nghiệp bác sĩ ở VN mà muốn hành nghề ở Mỹ thì bạn phải lấy chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề bác sĩ, theo tiêu chuẩn và yêu cầu của Mỹ đặt ra. Nếu bạn qua được kỳ thi đó thì bạn được hành nghề tại Mỹ thôi. Họ ko quan tâm là bạn đã tốt nghiệp cái gì và ở đâu. Bạn có tốt nghiệp tiến sĩ ở Anh đi chăng nữa mà ko qua được kì thi lấy chứng chỉ hành nghề thì cũng mời bạn ở nhà.
( minhvan1506@yahoo.com )

Học ở Việt Nam
* Ngày xưa ông cha ta học ở nước nào đâu mà vẫn mở mang bờ cõi và đánh giặc ngoại xâm rất giỏi , tạo cho chúng ta ngày nay một giang sơn Việt Nam vô cùng quý giá , khoa học quân sự của việt nam thì phải tự người Việt Nam phát minh ra mà đánh giặc giữ nước , từ đó suy ra Việt Nam ngày nay biết kết hợp tinh hoa nhân loại và từ đó phát huy xây dưng cuộc sống và xây dựng bảo vệ tổ quốc của mình , học ở đâu cũng có người giỏi và cũng có người không thể nào giỏi được , tuy nhiên do điều kiện của mỗi nước do đó mà sự đào tạo có mức chênh lệch khác nhau diều đó ta cũng thừa nhận , nhưng không phải học ở một số nước đang phát triển mà không làm được gì thì hoàn toàn không đúng với sự thật .
( Phạm hữu Bình )

Dài dòng sai chủ đề
Bài viết sai chủ đề và cường điệu hóa. Lưu ý rằng, không phải chuyện gì cũng dễ dàng như bản thân bạn tưởng ra. Bạn có lý tưởng nhưng lại là tưởng mình có lý. Quay lại về chủ đề bài viết. Nếu là tác giả, tôi sẽ không viết dài dòng như thế. Tôi sẽ viết một câu thôi "Tôi giỏi lắm, học ở Việt Nam, nhưng đi học tiếp được tiến sĩ ở trường top bang bên Mỹ". Nếu bạn nào tưởng mình có lý thì cứ mà theo "lý tưởng" của tác giả bài viết trên. Thân
( Khoa T Ngo )

Bằng cấp Vietnam trong tâm trí dân Mỹ
Lại chuyện giá trị bằng cấp nữa, những thắc mắc và những ý kiến trả lời lại cứ lập đi lập lại không có chỗ lưu trữ cho các bạn khác tham khảo trong tương lai.
Tôi tin rằng đa số những ai sống và làm việc lâu năm tại Mỹ đều có chung nhận định rằng bằng cấp từ các nước đang phát triển không có giá trị thị trường cao lắm trong tâm trí dân Mỹ.
Ngay cả các bạn trong diễn đàn này sinh sống ở Mỹ cũng không đánh giá rất cao bằng cấp Vietnam so với bằng cấp Mỹ. Và tôi nghĩ rất nhiều bạn ở Vietnam có ý chí vươn lên đều thích đi du học Mỹ có bằng cấp Mỹ hơn là học ở Vietnam có bằng cấp Vietnam. Các bạn Vietnam đó cũng đánh giá cao bầng cấp của Mỹ hơn Vietnam.
Và cũng ngay tại diễn đàn nay, nhiều ý kiến nói rằng nước Vietnam củng rất cần các bạn tốt nghiệp từ các nước tiên tiến về giúp ích cho đát nước. Tại sao lại rất cần nếu triệu triệu sinh viên đã và đang học ở Vietnam đều có chất lượng tương đương như các nứoc tiên tiến?
Sự kỳ thị đánh giá là điều tất yếu khi con ngừoi phải lựa chọn so sánh chất lượng của hai sản phẩm cùng lọai. Ngay tại ở Vietnam, sự kỳ thị cũng nhan nhản giữa các trừong đại học quôc gia và dân lập, chính quy và tại chức, thành phố lớn hay tỉnh nhỏ. Tại sao có sự kỳ thị như thế? Đó là vì có những sản phẩm chỉ được làm qua loa rồi tung ra thị trường, nhưng có những sản phẩm được chăm sóc thử nghiệm tối đa để đạt được chất lượng thật tốt.
Đó là nói về sự kỳ thị xét đóan bằng cấp trong tâm trí con người. Còn thực tế ở nước Mỹ thì sao? Tôi thấy rất là khó nếu bạn di dân qua Mỹ mà xài bằng cấp tốt nghiệp ở Vietnam đi kiếm việc làm. Trong số những chuyên viên tốt nghiệp ở các nước thứ ba, khi di dân qua Mỹ có mấy ai được thuê mướn làm lại các việc cũ như đã làm ở nước của họ, mà không cần đi học ngày nào ở Mỹ.
Trên diễn đàn hiện nay cũng có các bạn tốt nghiệp đại học ở Vietnam mới di dân qua Mỹ đang hỏi học ngành này ngành kia để kiếm việc làm. Nếu bằng cấp ở Vietnam rất có giá trị trong tâm trí người Mỹ tại sao các bạn đó không xài bằng cấp Vietnam để đi xin việc? Rất tiếc là không có những con số thống kê rõ ràng cho thấy bao nhiêu phần trăm chuyên gia các nước thứ ba khi di dân sang Mỹ tìm lại được việc đúng với năng lực mà không cần đi học tại Mỹ.
Các bạn có dám ngồi chờ tháng này qua tháng nọ năm này qua năm nọ khi nộp đơn đi xin việc với bằng cấp từ các nước thứ ba mà tin chắc rằng cuối cùng bạn cũng tìm được việc tương xứng không? Hay chính các bạn cũng nghi ngờ về bằng cấp của bạn và tự nghĩ phải học cái gì từ nước Mỹ đẻ dễ kiếm việc làm không?
Nhân tiện, dân Mỹ và các bạn sinh sống học hành ở Mỹ, không ít ngừoi khi không kiếm được việc vẫn tiếp tục học thêm gì đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Các bạn xài bằng cấp Vietnam đi xin việc các bạn có tự tin khi cạnh tranh với dân Mỹ tốt nghiệp tại Mỹ từ đủ các trường và bên cạnh đó hàng hà sa số các bạn di dân từ các nước không? Tôi nghĩ các bạn xài bằng cấp từ Vietnam đi xin việc sẽ không tự tin lắm đâu. Ngay chính bạn sẽ nghi ngờ bàng cấp Vietnam của bạn tại Mỹ.
Như bạn thấy sự kỳ thị bằng cấp từ các nước thứ ba tại Mỹ là đìều rất con người, cho nên khả năng rất cao hồ sơ xin việc của bạn sẽ không được xét đến. Bạn hãy nghĩ, với một job nào ngon ngon có biết bao nhiêu là hồ sơ xin việc. Có resume của bạn tốt nghiệp từ Vietnam, có mấy chục resumes của các người di dân từ các nước khác với đủ lọai bằng tốt nghiệp. Và có mấy chục resumes của dân hay di dân tới Mỹ tốt nghiệp từ các đại học ở Cali, Boston, Chicago, Research Triangle in North Carolina, …
…. Không biết bạn có ở Mỹ đủ lâu để sọan được một resume đầy ấn tượng xài những từ ngữ tiếng Anh chuyên môn thật chính xác với các bằng cấp tốt nghiệp từ Vietnam không? Trong khi đó các ngừoi xin việc khác cũng có những resumes đày ân tượng và chuyên nghiệp của họ.
Bạn hãy thử tìm một lý do đầy thuyết phục tại sao ngừoi có trách nhiệm tuyển dụng lại thấy bạn là một ứng viên sáng giá so với mấy chục ngừơi dân Mỹ hay di dân Mỹ tiếng Anh lưu lóat và tốt nghiệp tại các trướng ở Mỹ ai cũng biết không?
( Steven Huy )
Đọc thêm tại đây 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét